Bàn về sự cô độc – Chu Quốc Bình

Tản văn: Bàn về sự cô độc
Nguyên tác dịch từ: 论孤独
Tác giả: Chu Quốc Bình
Bạn và người thân, bạn bè và người quen của mình cùng nhau trải qua những năm tháng cuộc sống, bạn nhận thấy những người ấy trưởng thành và già đi xung quanh mình. Thế nhưng bản thân mình vẫn cảm thấy trưởng thành và già đi trong niềm cô độc, mỗi một năm tháng cuộc đời mà bạn đi qua cảm giác chỉ có mình bạn, hằn những dấu vết tháng năm trên thân thể và tâm hồn.
Lúc sống trong dòng đời hỗn độn, tôi chỉ muốn hướng đến sự cô độc. Lúc cô độc đó, tôi lại hướng nhìn những người chung quanh mình. Rốt cuộc để vượt lên sự cô độc đó chỉ có thể nương tựa vào người thân yêu giúp đỡ mình, nếu không như thế những người mà chỉ khiến tình trạng càng hỗn loạn hơn thì con người càng cảm thấy cô độc hơn. Đó là thứ cảm giác kích thích càng nhận rõ ra sự tồn tại của bản thân mình.
Cô độc hay ồn ào đều khó chịu đựng như nhau. Nếu như nhất định phải chịu đựng thứ đó thì tôi sẽ chọn lấy sự cô độc.
Học lấy được sự cô đôc, có thể trò chuyện với bản thân, nghe chính mình nói chuyện, đấy chính là sự thấu được sâu sắc.
Đương nhiên điều đó phải có một tiền đề: nếu như sự cô độc có thể học được
Sự cô độc trong tâm hồn và sự cô lập khó gần trong tính cách là hai vấn đề khác nhau.
Cô lập tự thủ là của con người yếu đuối, cô độc tâm hồn thuộc về con người mạnh mẽ. Hai người này không thể hoà làm một, bởi đối với người yếu đuối thì chọn sự cô lập bởi sợ hãi phải chịu tổn thương còn con người chọn sự cô độc bởi một tinh thần tuyệt vời.
Cô độc bởi có một tâm hồn đặc biệt không thể giao lưu chia sẻ, cô lập chỉ bởi vì tâm hồn nghèo nàn do đó gặp phải trở ngại trong giao lưu, chia sẻ.
Một người đứng độc lập không a dua theo ai lại không rơi vào sự cô độc, tại sao lại có thể như vậy? Tuy nhiên, cho dù tự chọn lấy con đường này đều sẽ cảm nhận được sự đáng sợ và khó chịu của sự cô đơn. Thượng đế đã ban cho chúng ta những linh hồn không giống nhau thế nhưng ngài lại tạo ra trong anh ta và những con người bình thường xung quanh những nhu cầu cuộc sống giống nhau, đây chính là tính bị kịch của tồn tại trong cuộc sống.
Một tâm hồn càng phong phú thì sớm muốn càng có thể nhạy bén nhận thấy được những tàn khuyết, và từ đó cảm giác cô độc ngày càng cao. Trong nội tại của một tâm hồn phong phú đó sẽ phản chiếu thấy những khiếm khuyết của cuộc sống. Ngược lại, nếu như không hiểu được sự cô độc thì có lẽ là dấu hiệu của sự nghèo nàn trong nội tại.
Cô độc và sự sáng tạo, cái nào là nguyên nhân, là hệ quả? Có lẽ đó chính là mối quan hệ nhân quả. Nếu như một con người không có sự giao lưu với người khác sẽ càng có thời gian dành mối quan tâm thế giới tâm hồn, một người chỉ chuyên tâm sáng tạo sẽ dẫn đến ngày càng xa rời với thế giới chung quanh.
Có những thiên tài thật bất hạnh như Van Gogh và Nietzcher. Nỗi bất hạnh lớn nhất của họ không phải là không ai hiểu mình mà bởi vì sự cô độc trong tinh thần họ chỉ có thể dùng các sáng tác của mình để an ủi bản thân chỉ vì trong cuộc sống đương thời không cảm nhận được sự ấm áp của cuộc sống thế gian. Lúc họ sống họ tồn tại trong sự xa lánh ghẻ lạnh của những người xung quanh.
Những người cô độc tất không hợp thời, thế nhưng tất cả đều có thể trở thành xu thế trong đó có cả sự cô độc.
Leave a Reply