Tản văn Chu Quốc Bình (P1)

Giới thiệu một số Tản văn của Chu Quốc Bình
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc
Trong trường Đại học ở Trung Quốc, các sinh viên đều lưu truyền câu nói: “Nam sinh phải đọc Vương Tiểu Ba, nữ sinh phải đọc Chu Quốc Bình”. Những tác phẩm của ông Chu Quốc Bình đã chiếm được sự ái mộ đông đảo các sinh viên Trung Quốc vì phong cách tác phẩm văn hoạc của ông mượt mà và giàu triết lý, bất kể là những độc giả trẻ tuổi chưa bước vào ngưỡng cửa xã hội, hay là các độc giả cao tuổi từng trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, đều có thể thu hoạch được trí tuệ và siêu nhiên từ trong những bài viết của ông/
Chu Quốc Bình sinh năm 1945 tại thành phố Thượng Hải, năm 1968 ông tốt nghiệp chuyên ngành Triết học trường Đại học Bắc Kinh, năm 1981 ông làm công tác nghiên cwusu Triết học tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho đến nay. Ông Chu Quốc Bình vừa là học giả, vừa là một nhà viết tản văn. Tản văn của ông sành về áp dụng thủ páp hình thức văn học để lý giải về triết học, các hành văn của ông thanh thoát, tự nhiên, nội hàm và trí tuệ đều sâu sắc.
#1. Tranh giành cái gì? – Chu Quốc Bình
Những tranh giành trên trần gian này thường tập trung ở sự theo đuổi về vật chất và giàu có. Những vật chất nếu có nhiều đương nhiên là tốt, mà ít một chút cũng không làm sao, chỉ cần đảm bảo cơ bản cho sinh hoạt là được. Đối với sự theo đuổi về tinh thần, giữa con người với nhau không tồn tại xung đột bởi vì một người giàu về tinh thần không thể dẫn đến sự nghèo nàn của người khác.
Qua đó có thể thấy, những vật chất trên trần gian này, có một nữa không đáng để tranh giành, một nnuwar còn lại không cần phải tranh giành, vậy thì ta cần tranh giành cái gì.
#2. Sự đau khổ mù quáng
Một người nào đó bất nghĩa với bạn, bạn sẽ vì thế mà cảm thấy đau khổ, điều này rất dễ hiểu, nhưng nên có chừng mực. Bạn suy nghĩ mà xem, trên đời có người bất nghĩa, điều này bạn không thể nào thay đổi được, nếu bạn đau khổ bởi không thể chi phối được phẩm chất đạo đức của người khác hì đó là sự mù quáng.
Bạn còn nên nghĩ rằng, người bất nghĩa thể nào cũng làm những việc bất nghĩa, chẳng qua là việc bất nghĩa của họ vừa vặn bị bạn gặp phải mà thôi. Nếu bạn nghĩ như vậy thì bạn sẽ vượt qua chừng mực của sự ân oán cá nhân, bạn cứ coi việc mà mình gặp phải là thứ tài liệu để nhận thức nhân sinh và xã hội, như vậy trong khi đấu tranh với việc bất nghĩa cõi lòng bạn sẽ trở nên sáng sủa ra nhiều.
#3. Điều tốt nhất của đồng tiền
Nghèo nàn sẽ tước đoạt tự do của con người, buộc cho con người phải làm việc để kiếm tiền, bởi vì đồng tiền có nghĩa là sinh tồn. Cái tốt nhất của đồng tiền là có thể khiến cho con người vùng thoát khỏi sự ép buộc của nghèo nàn, trước đồng tiền sẽ có được tự do. Cũng có nghĩa là, không cần phải làm việc để kiếm tiền nữa, có thể làm những việc mà mình cảm thấy thích thú thật sự.
Thế những một người nào đó chỉ ưa thích đồng tiền, có tiền rồi mà vẫn cứ làm việc vì đồng tiền, thì rồi sẽ như thế nào nhỉ? Người đó sẽ càng không được tự do, người đó sẽ không bao giờ được giải phóng bởi đồng tiền.
Sự nghèo nàn vè vật chất, tiền càng ít thì càng phải làm nô lệ cho dồng tiền. Bần nông của tinh thần, tiền càng nhiều thì lại càng là nô lệ của đồng tiền.
#4. Quyền lực và nhân phẩm
Quyền lực chính là cây thử vàng của nhân phẩm, sử dụng quyền lức có thể kiểm nghiệm nhân phẩm của người có quyền lực nhất. Người ác hầu như đều lợi dụng quyền lực của mình để hoành hành và phương hại đến kể yếu theo bản năng, người thiên hầu như mang lại hành phúc và giúp đỡ người yếu bằng quyền lực theo bản năng của mình, họ đều có thể có được niềm vui từ đó, nhưng niềm vui lại khác biệt biết bao, nó thể hiện nhân phẩm khác nhau biết bao.
Leave a Reply