
Mình luôn có một tình cảm đặc biệt với bộ phim Tình yêu dưới cây sơn trà của Trương Nghệ Mưu, cảm giác như lần đầu xem bộ phim Đường về nhà vậy. Phim về một tình yêu buồn thuần khiết, thời bây giờ còn có một lão Tam thứ 2 không?
Tình yêu dưới cây sơn trà
Đi qua đồi cỏ xanh có một loài cây đang chờ đợi
Loài cây đang canh giữ ngôi làng của em và anh đã thành một truyền thuyết
Hoa sơn trà đã nở rộ, chạm nhẹ vào đôi má ửng đỏ của em
Hoa sơn trà đã nở rộ như anh chờ đợi câu trả lời của em.
Dù không nhẫn tâm rời xa em nhưng anh vẫn phải đi trước
Đừng khóc nhé em yêu, em hãy sống thật tốt
Và cho đến cuối cùng của cuộc đời này, em nhất định phải gặp anh
Giờ đây anh hát bài ca này đợi em, nở nụ cười…
Nếu cuối cùng anh phải tan biến thành cát bụi
Vẫn có em vì anh mà sống tiếp cuộc đời
Trên thế gian vẫn có người anh nhớ, linh hồn anh trở nên mãi mãi
Hoa sơn trà đang nở rộ như em đang trò chuyện với anh
Hoa sơn trà đang nở rộ, dẫn anh trở về
Dù không nhẫn tâm rời xa em nhưng anh vẫn phải đi trước
Đừng khóc nhé em yêu, em hãy sống thật tốt
Và cho đến cuối cùng của cuộc đời này, em nhất định phải gặp anh
Giờ đây anh hát bài ca này đợi em, nở nụ cười…

STEM là gì?
STEM là cách gọi xuất phát từ chính phủ Mỹ nhằm mô tả các lĩnh vực ngành giúp người di cư muốn xin visa gồm có Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ sư (Engineering) và Toán học (Math). Ngày này, các học giả thường nhắc đến STEM trong các chương trình dạy học về những lĩnh vực này. Khi chúng ta tách những chữ cái viết tắt (S-T-E-M) thành những mục nhỏ chúng ta có thể thấy trẻ nhỏ thực hành chúng hằng ngày.
Các hoạt động Khoa học (Science) như khám phá nước và cát, so sánh các nguyên liệu tự nhiên như đá và đất, lăn bóng khắp nhà hay nìn kính hiển vi để xem một chú bọ có bao nhiêu cái chân… Các hoạt động Công nghệ (Technology) như máy tính, hoặc các máy móc đơn giản như bánh xe, ròng rọc, phụ tùng. Xây dựng (Engineering) như xếp các hình khối theo các chủ đề của trẻ. Hoạt động liên quan đến Toán học (Math) như tập đếm, nhận biết hình khối, đo lường…Như vậy, để dạy cho trẻ thông qua các trò chơi STEM thực sự rất bổ ích, nhằm thoả mãn trí tò mò của trẻ. Chúng ta hãy quan sát trẻ khi chúng chơi đùa với nước, với bóng và cát và hỏi những câu hỏi thiết thực. Bạn có thể hỏi các câu hỏi mở như:
Nói cho mẹ biết con đang chơi cái gì vậy?
Con có để ý làm thế nào mà nó chuyển động không?
Con thấy các bạn khác đang chơi như thế nào?…
Hãy ghi chép các câu trả lời và bạn sẽ tự tìm cho mình những trò để giúp trẻ vừa học vừa chơi.
Kiến thức cơ bản về bộ não
Một nghiên cứu gây sức ảnh hưởng lớn trong ngành thần kinh học và các khoa học phát triển khác cho chúng ta thấy rằng cấu trúc cơ bản của bộ não được hình thành thông qua một quá trình liên tục bắt đầu từ khi trẻ mới sinh ra cho đến khi trưởng thành. Giống như xây dựng một căn nhà, quá trình xây dựng phải bắt đầu từ một nền móng vững chắc, dựng hình các phòng, thiết lập hệ thống điện theo cách chúng ta dự đoán cho căn nhà của mình. Những trải nghiệm đầu đời nói cách khác chính là cách định hình cho bộ não sẽ được xây dựng như thế nào. Nếu như một nền tảng yếu sẽ cần phải có sự hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục yếu kém hoặc cách can thiệp về sau sẽ ít hiệu quả và gây tốn kém hơn rất nhiều nếu so với việc cũng cấp cho trẻ một quá trình xây dựng não bộ mạnh khoẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.

Giáo dục STEM cho trẻ
Nếu như trẻ được ở trong môi trường được thiết kế có chủ ý nhằm cung cấp cho não bộ những trải nghiệm đầu đời. Bố mẹ hoặc người trông trẻ có thể hướng dẫn hoặc định hướng cho trẻ chơi và khám phá còn môi trường được chuẩn bị tốt sẽ cung cấp cho trẻ chuỗi trải nghiệm đầu đời. Khi môi trường đó được liên kết một cách có chủ đích với những hoạt động học tập tốt cho não bộ thì đứa trẻ có thể trở nên giỏi giang sau này.
Chiến dịch Họat động cho não bộ đã đưa ra một chương trình về STEM hữu ích như sau:
Khoa học (Science) là rèn cách suy nghĩ (way of thinking). Khoa học chính là sự quan sát, thử nghiệm, học cách dự đoán, chia sẻ khám phá, không ngừng đặt câu hỏi và luôn tự hỏi mọi vật được hoạt đông như thế nào
Công nghệ (Technology) chính là cách làm (way of doing). Công nghệ chính là sử dụng các công cụ để phát mình, phát hiện vấn đề và giải quyết nó.
Xây dựng (Engineering) cũng là cách làm. Nó giải quyết các vấn đề thông qua sử dụng các nguyên liệu, thiết kế sáng tạo và xây dựng nên những vật hữu ích
Toán học (math) là cách đo lường (way of measuring), là phát hiện là hình dạng (chữ nhật, hình vuông, tròn…), khối lượng (nhiều, ít), kích cỡ (to, nhỏ), dãy số (1,2,3,4…)
Hãy hỏi câu hỏi Cái gì?
Chúng ta có thể để ý thấy nhiều trẻ trước tuổi đi học rất hay hỏi khi chúng đang khám phá sự vật. Những câu hỏi như “Đám mây kia từ đâu đến?”, “Tại sao đá lại chảy nước”, “tại sao quả bóng lăn lại góc kia?”. Dường như không một bố mẹ, giáo viên nào có thể trả lời được hết tất cả các câu hỏi của trẻ. Tuy nhiên có một tin vui cho bạn là không cần phải biết tất cả các câu trả lời để tạo ra những kinh nghiệm trí nhớ cho STEM. Trên thực tế, chìa quá để giáo dục STEM hiệu quả chính là hãy đặt câu hỏi đúng cho trẻ.
Một trong những chiến lược cho những câu hỏi tốt là hãy tập trung vào câu hỏi cái gì (What) thay vì tại sao (Why). Khi bạn hỏi Câu hỏi tại sao, dường như đã ngụ ý phải có một câu trả lời chuẩn xác và đứa trẻ cảm giác như đang bị hỏi đố, kiểm tra. Ví dụ như “Tại sao nam châm lại dính vào kim loại này?”, bạn có thể không biết câu trả lời như đứa trẻ vậy. Tuy nhiên nếu bạn dùng câu hỏi Cái gì thì bạn đang bắt đầu

Giáo dục STEM cho trẻ
cuộc trò chuyện và cùng đứa trẻ khám phá ra câu trả lời cùng trẻ. Câu hỏi cái gì chú trọng vào sự vật đang diễn ra, vật mà trẻ đang quan sát và cái mà trẻ đang làm. Những câu trả lời sẽ hiện ra ngay trước mặt bạn và đứa trẻ của mình. Đặt câu hỏi tập trung vào cái mà trẻ đang quan sát chú ý, không chỉ giữa bạn và trẻ có những trò chuyện vui vẻ, nâng cao kỹ năng quan sát mà còn có thể gây dựng lòng tự tin cho trẻ khi đặt câu hỏi và trẻ có thể trả lời như một chuyên gia.
Các câu hỏi Cái gì
- Cái gì đã xảy ra vậy? (What happened there?)
- Con đã thử làm gì rồi? (What did you try?)
- Con đã đổi những cái gì mà mình đang làm vậy?
- Con chú ý cái gì của …?
- Con nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu…?
Câu hỏi con nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu… là một câu hỏi rất hiệu quả đế giúp trẻ cố gắng nghiên cứu những thứ mà mình đang làm. Câu hỏi này yêu cậu bạn phải quan sát những điều trẻ đang làm và tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra, nó có hiệu quả không hơn là bạn giải quyết vấn đề giúp trẻ. Bạn hãy hỏi những câu hỏi để gợi ý giúp trẻ tìm ra câu trả lời. Chẳng hạn như đám trẻ đang xây công trình tàu lượn bằng các khối gỗ và quả bóng bị rơi ngay tại điểm đường ray cua, bạn hãy hỏi trẻ rằng “Con có chú ý điều gì đang xảy ra ngay tại nơi mà quả bóng rơi hay không?” Bằng cách đặt câu hỏi để hướng sự chú ý của trẻ vào điểm xảy ra vấn đề có thể giúp trẻ tập trung vào chi tiết và tìm ra câu trả lời hơn là đưa ra cho trẻ câu trả lời ngay lập tức.
Một số hướng dẫn cơ bản giáo dục STEM cho trẻ trước tuổi đi học
Khoa học

Giáo dục STEM cho trẻ
Trẻ em luôn có bản tính tò mò bẩm sinh, chúng luôn tự hỏi đồ vật này gọi là gì, hoạt động như thế nào và tại sao điều này lại xảy ra. Nền móng của học Khoa học chính là đặt câu hỏi và khám phá – đây chính là công cụ của việc học tập tích cực. Hãy luôn thúc đẩy trí tò mò của trẻ về thiên nhiên xung quanh chúng thì mới khiến cho trẻ có niềm đam mê dài lâu. Giáo dục sớm có thể tìm cơ hội để giúp trẻ tiếp cận các khái niệm khoa học trong tất cả các lĩnh vực. Dể làm được điều đó thì cần phải có sự quan sát (observe). Nếu đang còn nhỏ thì các hoạt động cần phải đơn giản. Trẻ cần được trang bị các cuốn sách có độ chính xác cao về động vât, môi trường cũng như các cuốn tiểu thuyết khoa học. Trong mọi lúc, hãy giúp trẻ gọi tên chính xác ngôn ngữ khoa học.
Kỹ năng quan sát và đặt câu hỏi, khám phá là nền tảng của mọi khoa học. Ở độ tuổi trước khi đi học thì cần có một môi trường để trẻ trải nghiệm, khám phá dần. Chương trình phân thành 3 loại khoa học:
- Khoa học về trái đất và không gian (Earth and Space Science): mô tả những gì thuộc về trái đất, đại dương, khí quyến và vũ trụ ( nó gọi là gì, hoạt động như thế nào, hình dạng làm sao, và hoạt động tương tác với nhau như thế nào..). Khoa học này gồm Địa lý và Thiên văn học
- Khoa học vật lý: nghiên cứu các lực tự nhiên và thành phần cơ bản của sự vật tự nhiên
- Khoa học đời sống: gồm nghiên cứu các sinh vật sống (là cái gì, tồn tại ra làm sao, vòng đời và sự thay đổi của nó…) Trẻ cần có những trải nghiệm chính xác để quan sát, phân loại, so sánh và đối chiếu các sự vật sống với nhau. Ba lĩnh vực quan trọng là Sinh học, sinh lý học và sinh thái học.
Ví dụ về hoạt động Khoa học
#1. Khám phá ánh sáng mặt trời và bóng râm, mô tả ảnh hưởng của mặt trời và ánh sáng: hãy quan sát bóng cái cây và những đồ vật khác vào buổi sáng (vẽ lại hình ảnh đó bằng phấn) và quay trở lại nhìn vào buổi chiều để trẻ thấy sự khác biệt.
#2. Trải nghiệm với nhiều sự vật khác nhau để tìm hiểu làm thế nào để đồ vật đứng và giữ thăng bằng: hãy đưa cho trẻ nhiều vật liệu để xây dựng gồm các hộp to, nhỏ mà an toàn và bảo trẻ hãy xây dựng một cây cầu để chú thỏ có thể đi từ ghế lên bàn?…
Công nghệ/Xây dựng
Các hoạt động này bao gồm việc tìm hiểu một vật được cấu tạo và xây dựng như thế nào, liệu có thể làm khác đi được không. Nếu như khoa học nhằm hiểu được thế giới tự nhiên thì mục tiêu của xây dựng chính là học cách giải quyết vấn đề thông qua sự phát triển của công nghệ.

Giáo dục STEM cho trẻ
Công nghệ phát triển thông qua việc xây dựng các hệ thống như nhà cửa có hệ thống nước, khí đốt, cầu đường, đường hầm, thiết kế xe để chay, máy bay, điện thoại, tivi máy tính… Rất nhiều đồ chơi hiệnnay cả trẻ thể hiện những lĩnh vực này.
Trẻ trước tuổi đi học có thể bắt đầu phát triển các khái niệm về xây dựng như thiết kế, xây dựng thử nghiệm thông qua các trò chơi như xây dựng lâu đài cát, thành phố bằng các khối gỗ. Chúng có thể nghiên cứu các công cụ giúp con người có thể xây dựng dễ dàng hơn…
Toán học
Toán học liên quan tới các suy nghĩ và khái niệm về số lượng, giải quyết vấn đề logi và mối quan hệ không gian. Toán học không nên bị gò bó trong cái thời gian học toán mà có thể gắn với bất kỳ hoạt động nào của trẻ khi chơi. Suy nghĩ toán học có thể được kết hợp khi cho trẻ chơi các hình khối, đóng kịch, chơi với nước và cát. Trẻ có thể tự mình kết nói giữa toán học và âm nhạc khi chúng thể nghiệm các giai điệu, nhịp điệu, hình ảnh nốt nhạc…
Trẻ có thể học thuộc dãy số, so sánh khối lượng, nhận biết và xếp hình dạng. Khái niệm về con số đối với trẻ rất quan trọng trẻ cần được xây dựng nền tảng này từ sớm.


Trong cái nắng chói chang của mùa hè bạn hãy ngắm tranh của Yuko Kitazawa. Tranh của Kitazawa luôn phảng phất những ký ức của một thời thơ ấu tươi đẹp trong trẻo và dịu dàng như màu kẹo ngọt.
Yuko Kitazawa, sống tại tỉnh Saitama, là họa sỹ vẽ tranh minh họa cho thiếu nhi bằng màu nước với những chủ đề cuộc sống thường ngày của trẻ. Sự lan tỏa của màu nước trong tranh đôi khi mát mẻ như cơn gió mùa hạ, trong veo như làn mưa hay dịu dàng như lá mùa thu rụng luôn khiến cho bạn rung động những cảm xúc hoài niệm.
- tranh minh hoa Yuko kitazawa

Điều 1: Nói chuyện với bé
Hãy kể thật nhiều chuyện cho bé ngay từ khi bé mới ra đời.
Hãy dạy cho bé tên gọi của những đồ vật thân thuộc xung quanh, từng thứ một
Nếu cha mẹ nói chuyện nhiều với con từ sớm, thì khi lớn lên khả năng ngôn ngữ của con sẽ phong phú đến mức ngạc nhiên.
Điều 2: Ẵm bé ra ngoài dạo chơi
Khi ẵm bé ra ngoài đi dạo, cha mẹ hãy kể thật nhiều câu chuyện thú vị về những đồ vật mà bé nhìn thấy. Khi ra ngoài, đừng chỉ đặt bé trong xe nôi và đẩy đi nên bế bé trong lòng rồi trò chuyện cùng bé. Bởi vì, khi vừa âu yếm, vừa thì thầm vào tai bé những câu chuyện thì hiệu quả sẽ tốt hơn và bé lớn lên sẽ nhanh nhẹn hơn.
Điều 3: Đọc truyện cổ tích cho bé nghe
Hãy đọc thật nhiều chuyện cổ tích cho bé nghe. Cha mẹ đừng nghĩ rằng những câu chuyện kiểu như cậu bé sinh ra từ quả đào, gỡ đi hay gắn thêm cái bowics một cách quá đơn giản, vãi tro tàn lên cây sẽ lại nở hoa… toàn là những điều dối tra, phi logic, phi thực tế. Chính những câu chuyện phi thực tế như vậy mới gips trẻ phát triển khả năng lý giải những hiện tượng trong thế giới trừu tượng, hư cấu, một thế giới không tưởng trong mơ. Cha mẹ hoàn toàn không nên nuôi dạy con chỉ bằng những câu chuyện logic, khô khan và đầy thực tế.

Nuôi dạy trẻ theo phương pháp Shichida
Những bức tranh, những cuốn tiểu thuyết do con người viết và vẽ nên, không phải tất cả đều lấy chất liệu từ thực tế cuộc đời. Chúng còn là những sản phẩm về những thế giới hư cấu, tưởng tượng. Nếu không hiểu về thế giới hư cấu thì văn hóa không có tính sáng tạo. Những con người quá thực tế sẽ không hiểu được nghệ thuật.
Một điều hữu ích khác khi kể chuyện cổ tích cho bé nghe là nâng cao năng lực lý giải câu chuyện bằng tai. Bế sẽ hiểu rõ nội dung câu chuyện, tưởng tượng được bối cảnh. Nếu cha mẹ kể chuyện một cách diễn cảm, bé sẽ cười, sẽ hồi hộp, sẽ khóc thút thít khi nắm bắt được tình cảm nhân vật trong câu chuyện. Cứ như vậy, cha mẹ đã giúp bé bồi dưỡng khả năng quan tâm lắng nghe người khác, đến lúc đi học bé sẽ biết chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.
Điều 4: Hãy cho bé xem sách tranh
Từ lúc trẻ được 4-5 tháng tuổi, hãy mở sách ra trước mặt bé và kể cho bé nghe những câu chuyện đơn giản về các bức tranh được vẽ trong sách, chỉ cần kể một chút là đủ. Lúc đầu, có lẽ bé không chú tâm vào các trang sách. Khi đó, cha mẹ hãy cầm sách lên và đọc cho con nghe, Như vậy, dù lúc đầu bé không hứng thú, những chẳng mấy chốc não bộ của bế sẽ mở ra một đường dẫn thần kinh dành cho sách tranh.
Điều 5: Cho bé tiếp xúc với những bản nhạc, bức họa nổi tiếng
Mỗi ngày, hãy cho bé nghe những bản nhạc nổi tiếng một. hai lần. Ngoài ra, cha mẹ nên treo những bức họa hoặc tác phẩm điêu khắc nổi tiếng trong phòng những đừng chỉ treo để đó thôi mà điều quan trọng là phải kể cho trẻ nghe những câu chuyện về các tác phẩm đó. Cha mẹ thường xuyên thay tranh,ít nhất một lần một tháng.
Điều 6: Hãy dắt bé ra ngoài đi dạo mỗi ngày
Với các bé từ 1 đến 2 tuổi, mỗi ngày cha mẹ hãy dẫn bé ra ngoài đi dạo. Lúc này cha mẹ đừng chỉ dắt bé đi vu vơ, quanh quẩn, mà hãy vừa đi vừa liên tục trò chuyện cùng bé. Điều quan trọng là hãy kể cho bé nghe về những câu chuyện cuộc sống tự nhiên kỳ diệu đang phô bày trước mắt trẻ. Hãy tìm đề tài từ những hòn đá cuối, từng ngọn cỏ, cành hoa để trò chuyện với bé.
Điều 7: Không kể chuyện ma, chuyện kinh dị
Không kể chuyện ma, chuyện kinh dị cho bé nghe và không dọa bé sợ. Không được hù dọa kiểu như đứa nào hư sẽ bị

Nuôi dạy trẻ theo phương pháp Shichida
ma bắt đi hoặc bị ông kẹ bắt cóc. Những câu chuyện như thế này sẽ tạo ra tổn thương tinh thần rất lớn trong tâm hồn của bé. Sau này lên lớp 3, lớp 4 có thể bé vẫn còn sợ đi vệ sinh một mình.
Điều 8: KHông sử dụng các từ ngữ cấm đoán
Cha mẹ không sử dụng các từ ngữ cấm đoán, những từ ngữ có tính phủ định, tiêu cực khi nuôi dạy con như “KHông được dùng kéo nghe chưa, nguy hiểm, cấm xé giấy, nghe không hả, cấm không được bước ra ngoài…”
Khi bé muốn chơi kéo, tốt hơn cha mẹ nên để cho bé chơi và đứng ngoài giám sát. Khi bé muốn ra ngoài chơi, bố mẹ cũng nên cho bé đi. Tuy nhiên, cũng cần cho bé biết việc nào là nguy hiểm. Nếu chúng ta cứ nuôi bé trong một phạm vi an toàn thì bé sẽ trở thành một đứa trẻ không thể làm bất kỳ điều gì cùng mọi người mà chỉ đứng một bên và nhìn thôi.
Điều 9: Không đối xử tiêu cực
Cha mẹ không được trước mặt một bà mẹ khác, dùng những từ ngữ tiêu cực, có ý bác bỏ để nói bé như “thằng này nó chả có tí điềm đạm naofcar!”, không biết nghe lời mẹ gì hết, nó không có hứng thú làm việc gì hết…” Những từ ngữ này tuyệt đối không được sử dụng, các bé sẽ trở thành những đứa bé tiêu cực y như vậy.
Điều 10: Không cho bé xem tivi
Các bậc phụ huynh không nên cho bé xem tivi bởi có ý kiến cho rằng xem tivi sẽ làm phá hủy cấu trúc đại não của trẻ. Hơn nữa, các nhà khoa học còn cảnh báo, tivi có thể phát ra các tia âm cực sinh ra từ dòng điện cao áp. Các tia âm cực này gây ảnh hưởng đến thùy trán của não (bộ phận đảm nhiệm khả năng tư duy).
Điều 12: Sớm dạy bé đọc chữ cái

Nuôi dạy trẻ theo phương pháp Shichida
Nếu có thể, cha mẹ hãy dạy bé học bảng chữ cái càng sớm, càng tốt. Hãy tập cho bé thói quen đọc nhậm từ sớm để nâng cao khả năng đọc sách của bé. Nếu bé đã quen đọc nhẩm từ lúc 4-5 tuổi thì về sau tốc độ đọc sách của bé cũng nhanh hơn nhiều. Cần nhớ rằng, trong quá trình đọc từ lúc trẻ nhớ được chữ cho đến khi đọc được chữ thì việc cổ vũ khích lệ trẻ là hết sức cần thiết. Ngoài ra điều quan trọng mà cha mẹ cần làm là trò chuyện với con thật nhiều, đọc truyện trnah cho con nghe. Khi trẻ từ 2-3 tuổi, hãy bắt đầu cho trẻ tập nhắc lại lời mẹ nói.
Điều 13: Dạy đi dạy lại nhiều lần
Khi dạy cho trẻ vấn đề gì đó, hãy dạy đi dạy lại nhiều lần cho trẻ. Cha mẹ cần biết rằng để trẻ có thể làm quen với một việc nào đó, cần thời gian ít nhất 3 tháng. Muốn chuyển sang từ trang thái chưa có ý thức sang trạng thái có ý thức thì các tế bào thần kinh của não bộ phải liên kết chặt lại vwois nhau tạo thành một mạng lưới thống nhất thì hoạt động trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mạng lưới này được hình thành khi các tế bào myelin bao bọc những tế bào thần kinh xoay quanh sợi trục, để tránh bị rối loạn, và cần phải lặp đi lặp lại tác động đó đến 100 lần.
Điều 14: Rèn luyện trí nhớ
Hãy rèn luyện trí nhớ cho trẻ từ khi còn nhỏ. Nói vệ điều này, các bậc cha mẹ phải học hỏi người cha của nhà thông thái Goethe. Ở Đức, có những bài đồng dao vừa đơn giản vừa dễ nhớ, ông đã nhiều lần dạy cho Goethe nhớ những bài đồng dao đó. Ông nói rằng :Vì những bài đồng dao đó có giai điệu hay nên rất dễ nhớ, luyện tập như vậy sẽ giúp cho vốn từ của Goethe được phong phú hơn. Ngoài ra, ông còn dạy Goethe đọc sách lúc chưa tròn 4 tuổi, chủ yếu là những cuốn sách có lời bài hát. Khi lớn hơn một chút, cha ông dưa đi tham quan trung tâm, vùng ngoại ô để nghe về lịch sử cũng như địa lý của vùng đất đó.
Những cách rèn luyện như thế tuyệt đối không thừa. Hãy nhớ rằng trẻ từ 2-3 tuổi là những bộ óc thiên tài. ở giai đoạn này trẻ càng được luyện tập nhiều thì sau này trở nên thông minh,
Điều 15: Rèn luyện tư duy
Không chỉ rèn luyện trí nhớ, để trí não của trẻ trở nên thông minh, cha mẹ phải chú trọng rèn luyện tư duy cho trẻ khi lên 3 tuổi. Hoạt động ghi nhớ và tư duy diễn ra ở những vùng hoàn toàn khác nhau trong đại não. Hoạt động ghi nhớ diễn ra ở thùy thái dương, còn hoạt động tư duy diễn ra ở thùy trán. Hoạt động của thùy trán khi luyện tập sẽ rất nhanh nhạy nhưng khi không rèn luyện, thì sẽ kém linh hoạt và trở nên trì độn. Bởi vì không hoạt động thường xuyên thì bộ phận đại não không phát triển mà còn gây thoái hóa đại não.

Nuôi dạy trẻ theo phương pháp Shichida
Điều 16: Cho trẻ vận động đủ
Cha mẹ không chỉ nên chú trọng giáo dục trí tuệ cho côn trẻ mà cần các phương diện khác như sức khỏe, thể thao, đạo đức, giáo dục, tình cảm.
Khi trẻ lên 2 hãy cho trẻ đi bộ đều đặn mỗi ngày. Quy định mỗi ngày con phải đi từ 10-20m và nên bắt đầu cho con tập chạy. Bắt đầu từ độ tuổi này, khả năng vận động vốn có của trẻ sẽ sớm được định hình
Điều 17: Làm vở học chữ
Cha mẹ hãy áp dụng cách thức sau đây để tăng vốn từ vựng cho con: tặng vở học chữ cho con, vở phải có các chữ cái theo thứ tự a,b,c. Phía bên phải mỗi trang, cha mẹ hãy viết bảng chữ cái theo thứ tự a,b,c cho trẻ. Hãy dạy con phân biệt danh từ, động từ, tính từ…
Điều 18: Hãy ghi lại những cuốn sách đã đọc
Cha mẹ hãy ghi lại tên những cuốn sách con đã đọc. Khi 2 tuổi, trẻ đã đọc được cuốn sách này, cuốn sách kia. Vì vậy, cách khuyến khích con đọc nhiều sách hơn và ghi nhớ tốt hơn là cha mẹ hãy hỏi con cuốn sách đó có bao nhiêu trang, con nhớ được bao nhiêu.
Những ghi chép quý giá này sẽ giúp con tự rèn luyện trong quá trình trưởng thành. Cha mẹ hãy tin rằng mỗi lần mình ghi thêm số trang con đã đọc ở mỗi cuốn là mỗi lần giúp trẻ phát triển tinh thần qua từng giai đoạn.
Điều 19: Tự học
Trẻ con thường dễ bị cuốn hút bởi những thứ mới lạ, vì thế hãy tặng cho con một cuốn tự điển dành cho trẻ em và hãy cùng con tìm hiểu cách viết chữ đúng, cũng như ý nghĩa của từ.
Có những lúc ta dù biết được địa chỉ nhưng khi lên xe thì mãi không nhớ ra đường, mà phải dựa vào bản đồ, hoặc vừa đi vừa hỏi mới nhớ ra được. Tương tự như vậy, trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức nếu như con buộc phải tra cứu từ một cách khó khăn, vất vả hơn là dựa vào sự chỉ dẫn của cha mẹ.
Điều 20: “4 điều” cần nuôi dạy trẻ
Cuối cùng, kiến thức quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ từ khi sinh ra cho đến khi bé được một tuổi là nuôi dạy theo “4 điều”: thứ nhất: yêu thương con, thứ hai: chăm sóc con, thứ ba: xây dựng ngôn ngữ cho con và cuối cùng là khen ngợi con.
Trích lược: Phát triển trí thông minh và tài năng của trẻ theo phương pháp Shichida – Tác giả: Makoto Shichida

Giáo sư Phùng Đức Toàn là uỷ viên Ban chấp hành Hội nghiên cứu Giáo dục tương lai Trung Quốc, Phó chủ nhiệm thường vụ Uỷ ban thiếu nhi Hiệp hội ưu sinh và Giáo dục chất lượng cao Trung Quốc. Với những cống hiến của mình cho ngành giáo dục, tên tuổi của ông đã được lưu danh vào những cuốn sách lớn như Từ điển học giả nổi tiếng đương đại Trung Quốc, Những nhân vật nổi tiếng thế giới. Công trình Phương án 0 tuổi (giáo dục sớm) đã nhận giải ưu tú tại triển lãm đầu tiên về sống tốt, dạy tốt toàn Trung Quốc, gỉai bạc tại Hội chơ thành quả khoa học trong điểm nổi tiếng toàn Trung Quốc, giải vàng tại Hội chợ phát minh và tinh phẩm toàn Trung Quốc, giải sáng tạo tại Hội nghiên cứu thí nghiệm giáo dục Trung Quốc, giải thành quả nghiên cứu ư tú giáo dục tương lai Trung Quốc,…
Giáo dục sớm (giáo dục từ 0 đến 6 tuổi) là quá trình giáo dục kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kỳ sinh trưởng của não, nhằm mục đích khai thác tiềm năng của con người. Bài viết dưới đây tóm tắt 15 phương diện của Phương án 0 tuổi trong cuốn Phương án 0 tuổi – chiếc nôi ươm hạt giống tài năng (dành cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi)
1. Rèn luyện cơ quan cảm giác
Con người cso 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và vận động. Bất cứ trong năm giác quan đó cũng tuân theo chân lý “dùng thì tiến bộ, bỏ thì thụt lùi”, “nhĩ thông mục minh” (tức là mắt tinh tai thính nghĩa là thông minh). Giống như loài mèo, thị giác phát triển trong hai tháng đầu tiên nếu chúng ta khâu mí mắt không cho tiếp xúc ánh sàng thì mèo sẽ không bao giờ có khả năng thị giác, dây thần kinh thị giác cũng bị teo lại. Phương án 0 tuổi cho rằng cần phải rèn luyện 5 giác quan trước tiên:
- Cần phải cho trẻ sống trong căn phòng nhiều ánh sáng ngay sau khi chào đời, hãy để trẻ nhìn thấy vật có hình khối lớn, màu sắc sặc sỡ (bạn có thể treo bóng, dây màu, đồ chơi ở chỗ gần nhất cách chỗ nằm của trẻ 40-50cm, thường xuyên để trẻ nhìn thấy gương mặt ngừoi nói chuyện, rèn luyện khả năng co giãn đồng tử (bất ngờ bật tắt đèn)
- Nơi ở không nhất thiết tránh xa tiếng ồn: hãy để trẻ nghe nhạc, nghe tiếng nói chuyện, tiếng chuông, bước chân, nước chảy…) trừ âm thanh quá lớn.
- Cho trẻ ngửi các mùi khác nhau, tránh các mùi hôi thối, nấm mốc, hoá chất khử độc..
- Cho trẻ nếm các vị khác nhau: sau 6 tháng trẻ có thể nếm các vik chua, ngọt, đắng, cay, mặn..(nhúng đũa vào các loại canh, sinh tố hoa quả..)
- Rèn luyện xúc giác của toàn bộ cơ thể, đặc biệt là xúc giác của tay: đầu ngón tay nơi tập trung nhiều dây thần kinh nối liền trung khu thần kinh ở đại não, thế mới có câu nói “mười ngón tay nối liền trái tim”. Từ nhỏ hãy luyện cho trẻ cầm, nắm, mở, gõ, cấu, véo, kéo, đẩy,.. để chuẩn bị thật tốt cho quá trình lao động của trẻ sau này.
2. Phát triển khả năng giao tiếp xã hội
Bạn cần tạo điều kiện bồi dưỡng giao tiếp xã hội cho trẻ ngay từ sớm, trẻ không còn chứng sợ người lạ mà trở nên thích giao lưu, thoải mái tự tin:
- thường xuyên có nhiều ngừoi chơi cùng trẻ, dạy trẻ phát âm nói chuyện, chơi thật vui vẻ
- người tiếp xúc cần có thái độ hoà nhã, thân thiết, thể hiện vui vẻ
- người lạ khi tiếp xúc không cần nóng vội khiến bé sợ hãi, không doạ nạt, cừoi nhạo
- ngừoi lớn cũng cần tôn trọng trẻ ngay cả khi khách tới chơi cũng nên chào hỏi, tạm biệt trẻ, không ép trẻ xưng hô lịch sự mà phụ huynh cần làm mẫu, không cưỡng ép trẻ làm việc mình không thích trước mặt khách
- thường xuyên bé trẻ sang nhà hàng xóm chơi, khích lệ trẻ tự do nói chuyện,
3. Dạy trẻ biết cách quan sát và đặt câu hỏi

Giáo dục sớm Phương án 0 tuổi Phùng Đức Toàn
Kể từ ngày bạn bế trẻ lên để trẻ “nhìn thế giới” bạn cần dạy trẻ quan sát môi trường xung quanh, từng bước hướng dẫn trẻ đặt câu hỏi. Phương pháp tốt nhất là khi trẻ nhìn hoặc nghe hoặc sờ thấy vật gì đó bạn nên kịp thời dùng từ ngữ ngắn gọn và đơn giản gọi tên đồ vật.
4. Phát triển thể lực và độ khéo léo
Chúng ta cần kích thích sự phát triển các dây thần kinh hoạt động của trẻ cũng như sự phát triển thể lực và độ khéo léo ngay từ đầu. “Ba tháng biết bò, sáu tháng biết ngồi, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi, đầy năm gọi mẹ”, bạn hãy cố gắng tập cho trẻ vận động như tập thể dục bị động, tập bơi, dleo cầu thang, bò cao thấp,…
5. Rèn luyện kỹ năng lao động và chế tác
Bạn nên khuyến khích con làm việc nhà tự phục vụ mình trong khả năng của trẻ. Như khi trẻ biết đi thì nhờ trẻ lấy hộ đồ, dạy trẻ mặc quần áo, giặt khăn,.. Về phương diên chế tác thì có thể hướng dẫn con cắt giấy thủ công, nặn đất, trồng cây, chăm sóc con vật, làm đồ chơi,…
6. Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ, hiện tượng và lớp vỏ bên ngoài của tư duy. Nếu thiếu ngôn ngữ loài người sẽ không thể tư duy và tưởng tượng. Bạn đừng nghĩ rằng biết nói là khả năng bẩm sinh của trẻ, chỉ cần không phải là người câm thì khoảng một tuổi trẻ tự nhiên sẽ biết nói rồi sau đó chúng nói véo von suốt ngày như một chú vẹt. Suy nghĩ này là sai lầm vì khả năng ngôn ngữ của trẻ không chỉ có sự phân biệt giữa biết nói sớm và biết nói muôn, nói tốt hay nói không tốt mà còn có sự phân biệt giữa biết nói chuyện và không biết nói chuyện. Vì vậy việc phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu ngay từ khi trẻ chào đời, thực hiện biện pháp “đàn gảy tai trâu” là điều tuyệt đối cần thiết.
7. Học nghe và học nói giữ vị trí quan trọng số một
Khi trẻ khoảng 3 tháng tuổi bạn nên dạy trẻ phát âm, bất kể âm nào cũng tốt, lúc trẻ lớn hơn một chút là có thể dạy trẻ tiếng lợn, mèo, gà kêu…trẻ cần sự khích lệ và khen ngợi của cha mẹ để chúng vui vẻ học nói. Cố gắng quy phạm hoá những từ ngữ bạn dạy cho trẻ.
Cần kiên trì cùng tẻ nghe, đoc và học thuộc các bài hát thiếu nhỉ, các câu đố, các bài thơ kim cổ, các câu khẩu lệnh, đặc biệt là kể chuyện cho trẻ nghe thật nhiều.
8. Dạy trẻ học âm nhạc và ca múa
Quá trình học âm nhạc và ca múa thúc đẩy sự phát triển của bán cầu não phải, từ đó giúp con người có năng lực tưởng tượng. Thông qua việc nghe và hát đúng âm, đúng nhịp, nắm bắt được tiết tấu và giai điệu, hiểu được hình tượng âm nhạc và hình tượng ca múa, đồng thời có thể diễn tấu được nhạc cụ khiến ngón tay troẻ nên đặc biệt linh hoạt kích thích trí tuệ phát triển,
Phát triển khả năng âm nhạc và ca múa còn là quá trình giáo dục thẩm mỹ. Nó khiến con người có được năng lực cảm nhận, thưởng thức và biểu hiện cái đẹp, từ đó có được tình yêu đối với cái đẹp, khiếu thẩm mỹ cũng như khả năg sáng tạo ra cái đẹp nhờ vậy mà cuộc sống con người trở nên phong phú hơn.
Quá trình dạy trẻ này bao gồm các bước cơ bản như cho trẻ nghe nhạc sau khi sinh ra, cho trẻ nghe hàng ngày các giai điệu du dương, bản nhạc nổi tiếng. Trẻ sẽ đi từ lạ lẫm đến yêu thích, từ yêu thích tới lĩnh hội nhờ đó có thể cảm nhận cái đẹp.
9. Dạy trẻ học hội hoạ và tạo hình
Cũng giống như âm nhạc và ca múa, việc bồi dưỡng năng lực hội hoạ và tạo hình cho trẻ cũng là một phần của giáo dục trí tuệ và thẩm mỹ. Nó kích thích bán cầu não phải phát triển, tăng cường khả năng tưởng tượng cũng như năng lực tư duy hình tượng và sáng tạo cho trẻ.
Tiêu chuẩn cơ bản của giáo dục mỹ thuật từ nhỏ là không dựa trên cơ sở nét vẽ có giống hay không

Giáo dục sớm Phương án 0 tuổi Phùng Đức Toàn
giống để đánh giá mà phải xem trẻ có yêu thích các sự vật đẹp đẽ, các tác phẩm mỹ thuật hay không, xem trẻ có dũng cảm để vẽ và tạo hình. Do đó, giáo dục mỹ thuật ngay từ nhỏ phải tiến hành theo các bước sau: thường xuyên dẫn trẻ đi ngắm các đồ chơi, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp, tham quan phong cảnh thiên nhiên, công trình kiến trúc, bức danh hoạ… Các sắp đặt và trang trí đồ vật trong nhà cũng cần chú ý tới sự thống nhất giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nhân tạo. Nên thường xuyên đưa trẻ đi tham quan triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh nghệ thuạt, mua một vài bức tranh về nhà và bình luận vẻ đẹp của chúng.
Bất kể một yếu tố nào trong đời sống tinh thần của con người (bao gồm trí tuệ, tình cảm và đời sống nghệ thuật) đều không thể ép buộc và cần phải dẫn dắt, cuốn hút để tự bản thân con người cảm thấy vui vẻ mới có thể gặt hái được thành công.
10. Dạy trẻ chơi đồ chơi, tự tạo đồ chơi và làm thí nghiệm
Đồ chơi là thiên sứ của trẻ em và hầu như em nhỏ nào cũng thích trò chơi. Đó là do nhu cầu được tiếp xúc, được sờ, được quan sát, được suy nghĩ và nhận thức thế giới và nhận thức cuộc sống cũng như những đòi hòi trong quá trình kích thích sự phát triển của trí tuệ quyết định. Nó không khác gì việc trẻ sinh ra cần phải được ăn các món ăn ngon.
Đồ chơi của trẻ em không cần phải càng nhiều càng tốt, càng đắt càng hữu ích, mới mua sẽ tốt hơn tự tạo. Mua đồ chơi cho trẻ và dạy chúng chơi cũng là một nghệ thuật. Người lớn nên mua đồ chơi cho trẻ một cách có mục đích. Người lớn không dược mua đồ chơi cho trẻ chỉ để yên chuyện, càng không mua trong lúc khóc ăn vạ.
Chúng ta nên lựa chọn đồ chơi theo lứa tuối và yêu cầu giáo dục. Các bậc cha mẹ có thể kham khảo trình tự tăng lên về số lượng và chất lượng của các loại đồ chơi như sau:
Đối với trẻ 0-1 tuổi: ưu tiên đồ chơi sờ nắm được, có màu sắc tươi tắn, âm thanh vui tai, dễ cầm nắm (chuông, trống, động vật nhỏ, quả cầu, bóng da,..)
Đối với trẻ 1-2 tuổi: chơi loại đồ chơi có thể chuyển động được, đồ chơi khích thích sự phát triên các động tác của đôi tay
Đối với trẻ từ 2-3 tuổi: đồ chơi mang tính mô phỏng nhằm kích thích trí tưởng tượng của trẻ
Đối với trẻ 3-4 tuổi: đồ chơi mang tính trí tuệ như miếng gỗ ghép hình, nhận biết mặt chữ, chức năng ghi âm, bức tranh nghệ thuật,
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: tăng cường đồ chơi thể tháo, đồ chơi xây dựng, đồ mang tính trí tuệ như kính phóng to, hiển vi, nam châm, kim chỉ nam, nhiệt kế…
Cha mẹ có thể tự làm đồ chơi cho trẻ từ các công cụ hay đồ vật trong nhà như chơi cát, nghich bùn với xô chậy, mùa xuân làm diều, mùa hè làm chong chóng, mùa thu làm chuồn chuồn tre, tết đến làm đèn lồng…
11. Cuộc sống và các trò chơi tập thể
Với những trẻ 3 tuổi chưa đi nhà trẻ cũng cần phải thường xuyên vui đùa với các bạn cùng trang lứa. Trẻ sau 3 tuôi nên đi nhà trẻ nửa ngày hoặc nhiều hơn để cùng sinh ohatj vui chơi với bạn nhỏ khác. Những tính cách, năng lực chỉ có thể bồi dưỡng thông qua cuộc sống và trò chơi tập thể như tình yêu thương, tinh thần hợp tác, tính hào phóng, kỷ luật, vui vẻ và công bằng, lễ phép và tự tôn, quan niệm tập thể, ý thư cạnh tranh, tinh thần trách nhiệm… Do đó chúng ta không được biến trẻ thành báu vật trong nhà, không cho ra ngoài, không cho đi nhà trẻ thì chúng trở nên cô độc, rụt rè nhút nhát, ích kỷ.
12. Dạy trẻ lòng yêu thiên nhiên và nhận thức thiên nhiên
Thiên nhiên là một cuốn sách với những nội dung cực kỳ phong phú. Trong điều kiện có thể, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi du lịch, hoặc dã ngoại để chúng có nhiều cơ hội tiếp xúc với sông suối, mặt đất, đại dương. Ngay từ sớm, trẻ nên biết nhiều tên về loại hoa, lá cỏ cây chim thú. Bởi những ân huệ mà thiên nhiên mang lại cho con người được thể hiện ở nhiều phương diện, không chỉ là quần áo thực phẩm mà còn là suối nguồn nuôi dưỡng tinh thân con người.
13. Dạy trẻ tìm hiểu và nhận thức xã hội
Trong điều kiện có thể các cha mẹ có thể đưa con đi thăm các công xưởng, cửa hàng, trường học, bảo tàng, về miền nông thôn để trẻ tận mắt nhìn người lớn làm gì,nói gì lao động ra sao,
14. Dạy trẻ nhận biết mặt chữ và đọc hiểu từ sớm
Phương án 0 tuổi coi việc nhận biết mặt chữ và đọc hiểu là một phần của quá trình bồi dưỡng ngôn ngữ thị giác ngay từ giai đoạn đầu.Đây là một phát hiện và sáng tạo quan trọng của giáo dục tố chất, mang tầm ý nghĩa của thời đại. Việc phát triển ngôn ngữ thị giác sớm vô cùng cần thiết mà hoàn toàn có thể thực hiện được
15. Các hoạt động khác
Giáo dục sớm nhấn mạnh việc phải bồi dưỡng trẻ thông qua một cuộc sống phong phú trên nhiều phương diện nhằm xây dựng nền móng vững chắc kiên cố cho sự phát triển của các em sau này.Dựa trên cơ sở những đam mê, phong phú của trẻ để áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp sở trường.
Chernyshevsky có nói Muốn trở thành con người có giáo dục thật sự thì bắt buộc phải có ba phẩm chất: tri thức uyên bác, thói quen tư duy và nhân cách cao quý. Vốn trí thức ít ỏi khiến con người trở nên ngu dốt, không có thói quen tư duy khiến con người trở nên thô lỗ, vụng về, không có nhân cách cao quý con người sẽ trở nên thấp hèn.

Cố ra vẻ chỉ chuốc thêm buồn bực
Ngoài bầu trời này còn nơi khác cao hơn
Dẫu phú quý cũng chẳng bằng mạnh khỏe
Chẳng phải lo toan sống vui vẻ đến già
Lòng thanh thản chẳng so đo hơn thiệt
Độ lượng khoan dung miệng luôn nở nụ cười
Lắm kẻ thù sao bằng nhiều bè bạn
Nhường nhịn mọi người trời đất rộng bao la
Có lòng tốt rồi mọi người sẽ hiểu
Đâu cần vội vàng để người khác biết mình
Giữ lời hứa có lòng thành mới thấy tình bạn quý
Trải ngọt bùi mới biết rõ đắng cay
Bảo người ngốc e là còn quá sớm
Cứ tốt bụng rồi sẽ gặp điều hay
Đời người ta cần nhất điều gì
Là vui vẻ lạc quan với những gì mình có.
Nhạc cuối phim Tân Bao Thanh thiên 2008
Thể hiện: Trần Ngạn, Tam Mộc Đan Đan
P/S: Anh Triển Chiêu bao giờ mới lấy vợ nhỉ?

Tôi không thể nghe thấy bất kỳ âm thanh nào và cũng không còn được nghe nữa
Có phải do tôi đã trưởng thành rồi hay không?
Chiếc radio đen trên giường, chiếc radio lần đầu tiên tôi mua
Không biết có bao nhiêu giai điệu đã từng nghe, tạo ra biết bao nhiêu khoảnh khắc trong đời
Khi trưởng thành trở thành một người đàn ông
Tôi đi tìm con đường đi cho mình, vẫn còn quá ngây thơ
Xô dạt trong dòng người, không tìm thấy nơi nào tốt
Hãy nói cho tôi biết hạnh phúc là gì, chiếc radio tan vỡ của tôi!
Tôi có thể luôn luôn nghe thấy âm thanh và luôn được nghe nó
Khi nhìn bầu trời qua khung cửa sổ kia, tôi cảm nhận được một lòng dũng cảm mới nhen nhóm
Chiếc radio của tôi biết, bạn đã gõ cánh cửa tâm hồn tôi
Một làn gió nhẽ vẫy chào tạm biệt trái tim đang tan vỡ của tôi.
Quay lưng lại thành phố yên tĩnh sau một lễ hội nhạt nhòa
Tôi ngắm nhìn những ngôi sao, vẫn một cách ngây thơ
Bầu trời quê hương đang trở nên cao vời vợi, tôi không thể đi ngược trong dòng người
Hãy nói cho tôi biết hạnh phúc là gì, chiếc radio tan vỡ!
Tôi đã chơi guitar trong khi không biết đâu là hợp âm tiếp theo
Khi tôi mất dấu giấc mơ của mình, nhưng một bài hát hay đã dẫn đường tôi đi.
Khi trưởng thành trở thành một người đàn ông
Tôi đi tìm con đường đi cho mình, nhưng vẫn còn quá ngây thơ
Xô dạt trong dòng người, không tìm thấy nơi nào tốt
Hãy nói cho tôi biết hạnh phúc là gì, chiếc radio tan vỡ của tôi!
Quay lưng lại thành phố yên tĩnh sau một lễ hội nhạt nhòa
Tôi ngắm nhìn những ngôi sao, vẫn một cách ngây thơ
Bầu trời quê hương đang trở nên cao vời vợi, tôi không thể đi ngược trong dòng người
Hãy nói cho tôi biết hạnh phúc là gì, chiếc radio tan vỡ
Đã quá nhiều giấc mơ lớn lên xa vời, tôi không thể đi ngược trong dòng người
Hãy nói cho tôi biết hạnh phúc là gì, chiếc radio tan vỡ của tôi!
壊れかけのradio (Kowarekake No Radio)
Tokunaga Hideaki

Ta nhìn sâu xa
Bên hàng giậu nở
Cành nazuna!
~Basho~
Bài thơ được viết khi nhà thơ Basho phát hiện ra một cái cây bé nhỏ đang nở hoa gần hàng rào đổ nát dọc theo con đường quê hẻo lánh, thật vô hại, khiêm tốn, không hề muốn gợi sự chú ý của bất kỳ ai. Nhưng qua con mắt Basho ngắm nhìn, cành nazuna hiện lên mới thật mong manh, đầy vẻ thánh thiện và lộng lẫy. Vẻ đẹp khiêm nhường không phô trương của nó đem lại sự ngưỡng mộ chân thành. Dường như nhà thơ Basho hiểu được điều bí ẩn sâu xa nhất của sự sống trong mỗi cánh hoa. Trong lòng ông đang rung động với một thứ tình cảm thuần khiết, có thể đưa con người tới sự sâu thẳm của thiên nhiên vũ trụ. Ở người Nhật, dường như họ nhận ra được điều vĩ đại trong những vật nhỏ bé, vượt qua mọi sự đo lường định lượng. (D.T Suzuki)
Tìm đọc lại cuốn Thiền và Phân tâm học của D.T Suzuki, ErichFromm và R.De Martino khi tôi mê mẩn ngắm nhìn bức ảnh mỗi ngày của một instagrammer người Nhật – cô Kozue. Hình như tôi hiểu được tình yêu thiên nhiên đã ngấm vào trái tim họ. Bắt gặp ở cô, nhành hoa, cành lá tưởng như không có giá trị trang trí lại trở nên đẹp và “thiền” trong phong cách cắm hoa truyền thống Ikebana. Tuy nhiên, cách cắm hoa truyền thống tưởng chừng như vô cùng cầu kỳ, đòi hỏi bàn tay con mắt nghệ thuật lại trở nên mang hơi thở hiện đại, tự nhiên và thuần khiết đến vậy.
Mỗi ngày, ngôi nhà của cô trở nên mới lạ, mang một sức sống mới.
Nguồn hình ảnh: Instagram koz.t

Momen no handkerchief là một trong những ca khúc thịnh hành của dòng nhạc Kayokyoku trong những năm 80 làm nên tên tuổi của ca khúc Hitomi Ota. Giản dị, trong sáng một kết thúc buồn của câu chuyện tình nhưng không khiến con người bi luy là điều khiến ta có thể say sưa với giai điệu này.
Này em yêu hỡi,
Anh sẽ rời xa nơi này trên chuyến tàu về hướng đông
Đến nơi thành phố đầy ánh sáng
Anh đang dành thời gian tìm kiếm mua cho em một món quà.
Không anh yêu hỡi!
Em không cần thứ gì cả
Chỉ cần anh quay trở về nhé
Chỉ cần anh không nhuốm màu sắc phồn hoa.
Ồ, tình yêu của anh, nửa năm đã qua đi
Chúng ta đã không gặp được nhau, nhưng xin em đừng khóc nhé
Anh sẽ tặng em chiếc nhẫn thời trang nhất ở thành phố
Nó sẽ rất hợp với em, rất hợp với em đấy.
Không cần anh ạ, thậm chí là những ngôi sao kim cương
hay châu ngọc tận biển sâu
Em không cần gì ngoài nụ hôn của anh
Nụ hôn đó sáng hơn thảy.
Ôi, em yêu sao em vẫn ngây thơ vậy!
Em không tô son đúng không
Em có thể không nhận ra anh trong bức ảnh này đâu
Anh mặc bộ đồ vest thật đẹp.
Không, em rất thích
Hình dáng anh nằm trên bãi cỏ
Nhưng nơi thành phố gió thổi lạnh lẽo ấy
Xin anh giữ gìn sức khỏe nhé!
Xin anh giữ gìn sức khỏe nhé!
Ôi tình yêu của anh, anh đã quên mất em
Xin lỗi vì anh đã thay đổi nhé!
Mỗi ngày anh rất hạnh phúc khi đi trên từng góc phố
Nên anh không thể trở về, không thể về em ạ!
Tình yêu của em, em chỉ còn một yêu cầu cuối
Để lau nhòa giọt nước mắt của em
Xin hãy tặng em chiếc khăn tay anh nhé!
Hãy tặng em chiếc khăn tay anh nhé!
Recent Comments