Category: Beloved authors
50 bài học giáo dục từ người mẹ có 3 con trai theo học Stanford (Phần 2)
Giáo dục là món quà đẹp nhất mà bố mẹ dành tặng cho con cái
~ Trần Mỹ Linh~ Ca sỹ, nhà văn viết tuỳ bút, tiến sỹ giáo dục học

Trần Mỹ Linh sinh năm 1955 tại Hồng Công, cô là một ca sỹ nổi tiếng khắp Hồng Công, Đài Loan, Đông Nam Á những năm 60 và những năm 70 cô ra mắt tại Nhật Bản với ca khúc “Hoa ngu mỹ nhân”. Trần Mỹ Linh theo học chuyên ngành quốc tế học đại học Sophia Nhật Bản, tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý trẻ em đại học Toronto Canada và năm 1993 cô dành được danh hiệu tiến sỹ giáo dục học của Đại Học Stanford. Năm 2015, nối tiếp anh cả, anh hai, con trai thứ 3 của cô cũng được nhận vào trường đại học Stanford và trở thành đề tài bàn luận sôi nổi thời bấy giờ. Trong cuốn sách “50 bài học giáo dục từ người mẹ có ba con trai theo học Stanford”, Trần Mỹ Linh đã ghi chép lại 8 giác ngộ khi là phụ huynh, 11 mục tiêu giáo dục, 15 loại sức mạnh muón tặng cho con, 9 phương pháp bồi dưỡng đứa trẻ hiếu học và 6 gợi ý ứng phó với con trẻ trong thời kỳ dậy thì. Đây cũng là đúc rút kinh nghiệm, quan điểm sống của Trần Mỹ Linh khi cô từ bỏ con đường nghệ thuật ca sỹ thần tượng của mình vào những năm 70 – 80 và tham gia nhiều hoạt động từ thiện, giáo dục.
1. Phụ huynh chịu tất cả trách nhiệm giáo dục. Việc hình thành nhân cách không thể cứ vứt cho nhà trường rồi không quan tâm nữa. Trường học và giáo viên chỉ là người hỗ trợ quan trong trong việc giáo dục con cái. Cấp một, cấp hai dạy đọc viết, tính toán, cấp ba dạy đại học dạy kiến thức chuyên nghiệp cần thiết trong xã hội nhưng cách sống, quan điểm của giáo viên và cách nhìn nhận sự vật, sự việc chưa chắc đã hoàn toàn đúng đắn.
2. Không khiển trách, thử khen ngợi một cách phù hợp. Nếu chúng ta cứ bám lấy lỗi sai của con không tha chỉ khiến con hình thành thói xấu mà thôi. “Để trẻ lớn lên trong những lời khen ngợi” nhưng điều này không có nghĩa chuyện gì cũng cần khen. Quan trọng là cách khen phải phù hợp và khi khen thì không được nói dối. Rõ ràng là chữ viết không đẹp nhưng lại nói với trẻ là “con viết đẹp quá” như thế trẻ sẽ không đánh giá chính xác được bản thân. Cách khen như vậy không có lợi gì cho trẻ cả, chi bằng cứ cổ vũ động viên cho đến khi trẻ thấy thật sự tiến bộ mới khen ngợi hết lời. Câu khen ngợi thường xuyên nhất mà tôi sử dụng “Con có thể là chính mình, mẹ thực sự rất cảm ơn”.

3. Công việc của trẻ con là mơ mộng, giáo dục chính là dạy trẻ mơ như thế nào. Bố mẹ hãy hi vọng con có những giấc mơ vĩ đại mà cha mẹ không dám mơ. Chính vì các con có ước mơ, người lớn vì muốn ủng hộ chúng sẽ phải cố gắng hơn, như vậy sẽ mang tới nhiều sức sống cho xã hôi. Ngược lại nếu trẻ không chiu mơ nữa, xã hội sẽ trì trệ không tiến lên, tiến trình phát triển của nhân loại cũng sẽ ngừng lại. Hãy nói cho con biết thế giới này có rất nhiều khả năng, cho con những công cụ và tri thức cần thiết để thực hiện giấc mơ, giúp con có dũng khí để tiến lên phía trước, dạy dù khó khăn cũng phải đứng lên lạm lại, có đạt được mục tiêu cũng phải khiêm tốn, khoe khoang.
4. Đừng so sánh con với người khác. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục là tự khẳng định mình bởi vì nội tâm tự công nhân được bản thân chính là cơ sở để hình thành nhân cách. Ngay cả bản thân mình cũng không thích thì không thể nào thích người khác được. Không so sánh với người khác thực ra chính là công nhận dáng vẻ chân thực nhất của trẻ. Bất kể trẻ có học tập tốt hay không, khả năng vận động mạnh hay không đều không có vấn đề gì. Không phải con làm được là con ngoan mà có cố gắng chính là con ngoan. Đối với trẻ mà nói, phần thưởng tốt nhất chính là sự yêu thương quan tâm từ những người xung quanh.
5. Những đứa trẻ có trái tim rộng mở sẽ biết nghĩ thay cho người khác, coi trọng bản thân. Những đứa trẻ không có trái tim rộng mở sẽ có lòng đố kị, kì thị người khác. Muốn dạy dỗ trẻ trở thành người biết nghĩ cho người khác, yêu thương người khác, nội tâm cần phong phú và rộng mở, chắc chắn không thể thiếu được giáo dục lòng tự tôn cho trẻ.
6. Đừng lãng phí khả năng tiềm tàng của trẻ. Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra đều có sở trường của mình. Vậy tại sao có một số người có thể phát triển được tài năng của mình, có một số người cả đời chẳng có lấy một cơ hội phát triển. Sự khác biệt trong đó chính là ở chỗ có khả năng tự khẳng định mình hay không. Đứa trẻ có thể tự khẳng định mình sẽ ngây thơ thể hiện sở trường của mình. Như vậy người xung quanh dễ dàng phát hiện ra tài năng cua chúng và sẽ có cơ hội phát triển tiềm năng. Mặt khác một đứa trẻ mất đi sự tự tin sẽ không muốn thể hiện sở trường của mình ra ngoài bởi chúng lo lắng “Nếu mình nói ra câu này ra liệu có bị cười chê hay không?” và dần dần sẽ quên mất ưu điểm của mình. Hãy nói với trẻ “Nói ra suy nghĩ của con xem nào” để trẻ tích cực, tự do thể hiện bản thân, thể hiện ưu điểm của mình ra.
7. Dạy trẻ cảm nhận được hành vi của mình giúp đỡ được người khác thì có thể phục hồi khả năng tự khẳng định mình. Phần lớn trẻ nhỏ có được sự tự tin thông qua tình yêu thương nhận được từ cha mẹ. Nếu những đứa trẻ không có năng lực tự khẳng định mình kém, không tự tin, hãy để chún tạm quên đi bản thân, tìm những việc khiến chúng “quên mình”, Ví dụ nhặt rác xung quanh nhà, chủ động nói chuyện với những đứa trẻ bị bắt ntj ở trường, giúp người già đi lại khó khăn xách đồ,…những việc nhỏ hơn nữa cũng không sao, khuyên lũ trẻ hành động vì người khác. Cứ như vậy giúp trẻ khôi phục được năng lực tự khẳng định mình. Lấy lại sự tự tin, trưởng thành của trẻ sẽ hướng về một tương lai tươi sáng.
8. Giúp trẻ có trái tim biết ơn, nếu không có trái tim biết ơn “nhờ phước của bạn” bất kể có bao nhiêu tiền vẫn là người nghèo. Bất kể có người bao nhiêu ngươi vây quanh vẫn là người cô đơn.
9. Tình yêu, tình bạn, sự ấm áp và hồi ức mà tiền bạc không mua được có thể làm phong phú cuộc đời của bạn. Nhắc tới giáo dục tiền bạc cho con cái thường là nói cho trẻ biết tầm quan trọng của tiền bạc. Ví dụ dạy chúng dự trù xong hẵng mua đồ, đưa thẳng tiền tiêu vặt cho chúng để chúng suy nghĩ xem sử dụng như thế nào. Còn tôi thì không dạy con dùng tiền để mua sắm mà bắt đầu dạy từ những thứ tiền không mua được. Tiền mặc dù rất quan trọng nhưng quá dựa dẫm vào tiền bạc sẽ bị tiền bạc khống chế. Nhiều người đều vì tiền mà mất đi thứ quan trọng nhất của cuộc đời. Do dậy đầu tiên tôi dạy hai đạo lý như thế này “cho dù không có tiền, vẫn còn rất nhiều niềm vui khác”, “còn có nhiều thứ khác quan trọng hơn tiền”.

10. Có dũng khí để “khác biệt”: khác biệt với mọi người thực ra là một quà trời ban. Xã hội cần những nhân tài có thể tự do thể hiện mình. Trong xã hội Nhật Bản có một trào lưu thế này, cho rằng trình độ bình quân là thoả đáng nhất”. Quá nổi bật sẽ thu hút ánh mắt người khác, nhìn có vẻ rất tự mãn. Có lẽ các bạn nhỏ cũng ý thực được nên đã tự phòng bị mình và cho rằng ngoan ngoãn không nổi bật là tốt nhất. Những tư tưởng cũ kĩ này đã lỗi thời rồi. Thời đại sau này muốn tìm kiếm những tư tưởng khác biệt. Thế giới này luôn kỳ vọng những sự hoàn toàn mới được sản sinh, thứ mà thế giớí này cần là những nhân tài có thể thông qua việc tự do tưởng tượng và biểu đạt để sáng tạo ra trào lưu mới khác biệt. Muốn như vậy thì điều quan trọng là không sợ ánh mắt của người khác. Giải phóng nội tâm của bản thân. Nếu một người không có sự tự tin thì không thể làm được điều này. Tôi không hi vọng con mình trở thành một con người dễ dàng hùa theo người khác để người khác thích mình, bẻ cong ý kiến của bản thân mà thoả hiệp.
11. Không sợ thất bại. Thất bại chắc chắn không phải là việc xấu. Sợ thất bại không dám hành động mới là việc xấu nhất. Cho dù thất bại, cứ coi nó là một bước phải trải qua trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo là được. Thất bại không phải là chuyện xấu, sợ thật bại không dám hành động mới là chuyện đáng sợ nhất. Những người hài lòng với hiện tại mà ngừng lại không tiến về phía trước, nếu những người xung quanh đều đang tiến lên, có nghĩa là bản thân mình đang thụt lùi. Thời đại luôn tiến về phía trước, con người cần phải hành động. Nếu chỉ có bạn dừng lại không tiến lên, bạn sẽ mất đi tất cả.
12. Lựa chọn con đường khó đi nhất. Luôn giữ vững tinh thần hướng về phía trước của người thách thực là điều kiện để trở thành nhân tài mang tính toàn cầu. “Lúc hoang mang hãy chọn con đường khó đi nhất” đó là lời dạy của cha tôi để lại. Ví dụ khi vẫn còn bài tập chưa làm xong nhưng muốn xem tivi, vậy cái nào khó hơn. Đương nhiên là bài tập. Nghĩ như vậy sẽ không hoang mang , làm bài tập xong rồi xem ti vi. Ví dụ nữa “mục tiêu là thi đỗ Stanford hay một trường đại học bất kỳ nào đó”, khi các con mơ hồ về chuyện này thì Stanford khó hơn, do vậy đã chọn Stanford làm mục tiêu. Cứ như vậy, chọn con đường khó nhất thì chúng ta buộc phải cố gắng nhiều hơn, nhưng nhìn vào kết quả thì có thể nâng cao bản thân mình. Khi đưa ra lựa chọn quan trọng, hãy luôn chọn con đường khó đi nhất.
13. Biết báo ơn, con người luôn chăm sóc lẫn nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Việc giáo huấn của Nhật Bản “không gây phiền phức cho người khác” đôi khi cũng mang lại một số sai lầm cho trẻ. Trên thực tế con người bắt đầu từ khi sinh ra đã chăm sóc lẫn nhau mà sinh tồn. Con người luôn sống trên cơ sở giúp đỡ lẫn nhau, thấu hiểu và tha thứ cho nhau. Do vậy, hãy dạy trẻ phải luôn báo đáp người xung quanh.
14. Có 15 loại sức mạnh muốn tặng con đó là: Trí lực; khả năng đọc hiểu; khả năng tập trung; khả năng tưởng tượng; khả năng thấu hiểu xuyên quốc gia; khả năng học tập; có sức khoẻ tốt; khả năng phán đoán; khả năng đặt câu hỏi; khả năng lắng nghe và trình bày ý kiến; khả năng cảm nhận quan sát; khả năng cười; khả năng kiềm chế; khả năng tuỳ cơ ứng biện; khả năng nghi vấn.
Nguồn trích: 50 bài học giáo dục từ người mẹ có 3 con trai theo học Stanford – Tác giả: Trần Mỹ Linh, dịch giả: Thuý Trang, NXB Phụ nữ, Công ty văn hoá Pingbooks, 2018
- Đọc vị trẻ qua nét vẽ (P2)
- Đọc vị trẻ qua nét vẽ (P1)
- 50 bài học giáo dục trẻ từ người mẹ có ba con trai theo học Stanford (P2)
- 50 bài học giáo dục từ người mẹ có 3 con trai theo học Stanford (P1)
- Lý thuyết Piaget về các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ

Tản văn Trương Tiểu Nhàn
Mặt trời lặn bốn mươi lần
Tuyển tập những tản văn hay Trương Tiểu Nhàn
Căn nhà tôi ở lúc còn nhỏ có thể nhìn thấy mặt trời lặn. Khi hoàng hôn, một vừng nắng đỏ như viền quanh cửa sổ, tôi thường ngồi trước cửa sổ chờ mặt trời đỏ rực lặn xuống đường chân trời. Rời xa ngôi nhà ấy đã nhiều năm rồi, tôi luôn mơ ước sẽ có lại được một ngôi nhà mà ở đó có thể ngắm mặt trời lặn lúc hoàng hôn. Bạn tôi nói: “Nhà nào có thể nhìn mặt trời lặn tức là nhà hướng tây, không tốt cho lắm”.Nhưng những ngôi nhà tôi ở đều hướng tây cả, có lẽ đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, tôi có duyên với mặt trời lặn chăng, khi nhìn mặt trời lặn xuống, tôi có cảm giác thế giới này vẫn thật đẹp. Tôi sinh ra vào giữa ban ngày, nên không mơ mộng nhiều với những ánh trăng sáng tỏ vào ban đêm. Người ta thường nói ánh trăng đêm lãng mạn thế nào, buồn thế nào, nhưng tôi lại thấy rằng mặt trời lặn còn buồn hơn nhiều so với những đêm tròn trăng.
Hoàng tử bé sống trên một tiểu hành tinh, mỗi ngày cậu bé chỉ cần nhích ghế của mình sang một chút là có thể lại nhìn thấy mặt trời lặn, có một ngày cậu bé nhìn thấy 44 lần mặt trời lặn. Hoàng tử nói “KHi chỉ có một mình và đang có nhiều nỗi muộn phiền, ta lại đi ngắm mặt trời lặn.”

tản văn trương tiểu nhàn
Chúng ta không phải hoàng tử bé, chúng ta sống trên trái đất, mỗi ngày chúng ta chỉ có thể một lần nhìn ngắm mặt trời lặn mà thôi. Cuộc đời của mỗi người, liệu có thể có bao nhiêu lần được nhìn ngắm mặt trời lặn? Mỗi ngày chỉ có một lần mặt trời lặn thì cũng nên để mỗi chúng ta nhiều nhất chỉ muộn phiền một lần thôi.
Khi hoàng hôn buông xuống, đi trong cánh rừng thưa, bỗng nhiên cảm thấy thật buồn, không biết nên đi đâu về đâu nữa, thế là vội vàng chạy về ngắm mặt trời lặn. Lúc về đến nhà, những tia nắng còn sót lại vừa kịp chiếu lên bàn với vài cuốn sách, hoá ra thời gian cũng có những giây phút thật tàn nhẫn vậy mà tôi chưa hề nhận thấy.
Mặt trời lặn dù sao cũng còn vui hơn những đêm trăng sáng.