Category: Reading Corner
50 bài học giáo dục trẻ từ người mẹ có ba con trai theo học Stanford (Phần 1)
Có 15 loại sức mạnh muốn tặng cho trẻ, gồm có:
1. Trí lực: cho trẻ xem nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều, gặp gỡ nhiều người, gia tăng khớp thần kinh não bộ. Đối với trẻ nhỏ có một điểm rất quan trọng, cố gắng trải nghiệm nhiều, kích thích nhiều ngũ cảm vì giai đoạn này chính là lúc gia tăng kết nối khớp thần kinh (synapse). Về cơ bản số lượng tế bào não đều như nhau nhưng khớp thần kinh liên kết các tế bào thần kinh của mỗi người khác nhau. Số lượng khớp thần kinh càng nhiều, đại não càng vận đông nhanh. Giữa những người làm giáo dục có một nhận thức chung rằng trải nghiệm nhiều trước ba tuổi thì trước sáu tuổi có thể thuận lợi tham gia các hoạt động tập thể, trước tám tuổi nâng cao IQ chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì. Đó là vì trước tám tuổi là thời gian sinh ra nhiều khớp thần kinh nhất. Sau 8 tuổi các khớp thần kinh không dùng tới sẽ bị biến mất. Bắt đầu từ thời điểm đó việc cá nhân thích hay ghét cái gì, sở trường hay sở đoản đã được xác lập.

2. Khả năng đọc hiểu: Muốn trẻ con thích học hành việc đầu tiên chính là khiến chúng yêu thích đọc sách. Nhật bản là quốc gia xuất bản nhiều loại sách tranh ảnh phong phú nhất thế giới. Trước khi các con biết ngóc đầu tôi đã bắt đầu đọc sách tranh cho các con nghe. Cũng không cần biết các con có hiểu hay không, mỗi lần có thời gian tôi đều nằm xuống, mở sách ra đọc cho chúng nghe. Ban đầu các con chỉ mở mắt nhìn theo, không lâu sau sẽ cười khi thấy cùng một bức tranh, hoặc tỏ vẻ muốn tôi nhanh chóng lật mở sách. Từ sớm tôi đã dạy cho con bảng chữ cái Hiragana, nên khoảng ba tuổi các con bắt đầu có thể tự đọc sách tranh. Từ khi các con được 5 tuổi, hầu như tôi đã đọc hết các sách văn học thiếu nhi cho các con nghe và thường xuyên dẫn con tới các thư viện. Con trai lớn rất thích các tác phẩm phi hư cấu, sách về vĩ nhân, khoa học tự nhiên như “Nhật ký côn trùng Fabre”, “Seton động vật ký”. Con trai thứ hai thích đọc văn học giả tưởng như Moby Dick, Tom Sawyer…
3. Khả năng tập trung: không có sự tập trung, bất cứ việc gì cũng không thể hoàn thành với hiệu suất cao được. Những đứa trẻ có thể tập trung tinh thần, có thể phát huy hết năng lực tập trung trong thời gian ngắn và dành được kết quả tốt. Để nâng cao sự tập trung cho con, tôi cùng các con chơi rất nhiều trò chơi. Tiến hành một số hoạt động trong thời gian dài, cần nhẫn nại sẽ nâng cao được khả năng tâp trung.
4. Khả năng tưởng tượng: kể cho trẻ nghe các câu chuyện hư cấu mình tự sáng tác, để khả năng tưởng tượng của trẻ vận hành hết tốc độ. Trong nhà tôi có một thói quen buổi tối trước khi đi ngủ tôi thường kể một số câu chuyện hư cấu do mình tự sáng tác cho các con nghe. Bắt đầu từ khi con trai lớn được hai tuổi, thói quen này kéo dài được hơn 10 năm. Câu chuyện tôi sáng tác tên là “Cuộc mạo hiểm của chú chim cánh cụt“, đó là một câu chuyện không có kết thúc. Tại sao chúng ta phải tự nghĩ truyện nhỉ? Một trong những lý do đó là muốn tạo ra ký ức thuộc về riêng chúng ta. Những câu chuyện chỉ nhà tôi mới có là một cách thể hiện tình yêu của cha mẹ. Một lý do khác là hy vọng thông qua câu chuyện được tận tai nghe có thể phát triển khả năng tưởng tượng của chúng.
5. Khả năng thấu hiểu xuyên quốc gia: thông qua việc chúc mừng ngày lễ truyền thống của các nơi trên thế giới, trẻ sẽ cảm nhận được sự đặc sắc của các nền văn hoá khác nhau. Ở nhà, tôi sẽ cố gắng cùng nhau mừng ngày lễ truyền thống các nước như Tết dương, tết âm, lập xuân, lễ tình nhân, ngày con gái, lễ phục sinh, tết thiếu nhi, Tết đoan ngọ, ngày của mẹ, ngày của cha, trung thu, halloween, lễ Tạ ơn, giáng sinh…Hồi nhỏ có những trải nghiệm tuyệt với như vậy thì lớn lên sẽ trở thành những hồi ức tuyệt vời.

6. Khả năng học tập: học điều mới mẻ là mang đến bữa tiệc thình soạn cho đại não. Hãy không ngừng mang tới cho trẻ những thông tin mới mẻ và thú vị nhé. Trước khi đi học, tôi hi vọng các con đích thân được trải nghiệm niềm vui học hành. Đầu tiên cách làm của tôi là cho các con vừa chơi vừa ghi nhớ chữ cái. Chữ Hiragana trong tiếng Nhật dễ nhớ nhất, trên tờ giấy B4, viết một chữ a thật to sau đó vẽ một con kiến nhỏ bên dưới. Tôi vừa xem vừa dạy chữ “Chữ này chính là chữ a trong chữ ant…
7. Có sức khỏe tốt: để đề phòng tăng đường huyết, tôi chưa bao giờ cho con uống đồ ngọt. Thực dục (giáo dục ẩm thực: dạy ăn đúng cách) có liên quan tới sự phát triển cơ thể trí lực và tình cảm của trẻ. Tôi đem lý thuyết liệu pháp ẩm thực Trung Quốc học được từ mẹ tôi áp dụng thực tế trong gia đình nhỏ của mình. Đầu tiên tôi quan sát tỉ mỉ thể chất của ba con trai, sau đó cho các con ăn thực phẩm phù hợp với thể chất từng người. Thể chất chia làm ba nhóm: nhiệt hàn (chỉ nóng trong người hoặc có tính lạnh), thực hư (tích lại cơ thể quá nhiều hoặc cơ thể bị suy nhược), táo ẩm (dễ bị khô hoặc bị phù thũng. Trong liệu pháp ẩm thực, ăn uống bổ sung các thực phẩm cơ thể còn thiếu là điều cơ bản nhất. Các loại đồ uống có hàm lượng đường cao sẽ khiến cho cơ thể trẻ có phản ứng tăng đường huyết. Trong thời gian ngắn chỉ số đường huyết cao, insulin tiết ra nhiều lượng đường bị phân giải khiến trẻ có tâm trạng vui vẻ, tinh thần háo hức nhưng lượng đường biến mất ngay lập tức, cơ thể vì muốn tiếp tục giữ trạng thái cao hứng sẽ muốn nhiều đường hơn nữa. Đó chính là nguyên nhân trẻ béo phì do hấp thụ quá nhiều đường. Dần dần việc tiết insulin của 1 số trẻ bị rối loạn, cuối cùng sẽ mắc bệnh tiểu đường.
8. Khả năng phán đoán: đặt câu hỏi cho trẻ, để trẻ nắm được tình hình đưa ra lựa chọn, khiến trẻ có thể suy nghĩ độc lập. Từ khi con còn nhỏ, tôi thường xuyên đặt câu hỏi cho các con. Ví dụ khi mua bánh gato, tôi sẽ cố ý hỏi “Mua vị nào được nhỉ? Mẹ không biết chọn”. Nếu con đáp “Con không biết” tôi sẽ hỏi tiếp” Trước đây mình mua vị socola rồi phải không? Lần trước nữa mình đã mua vị dâu tây. Hôm nay mua vị nào nhỉ?” cứ như vậy, cơ bản các con sẽ đưa ra ý kiến của mình. Chỉ đơn thuần là tán thành hoặc phản đối ý kiến của người lớn thì không thể bồi dưỡng khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ được. Cho dù có phiền phức hơn nữa cũng nên thường xuyên đặt câu hỏi cho con, cung cấp dữ liệu cho con suy nghĩ.
9. Khả năng đặt câu hỏi: Nếu đứa trẻ thường xuyên đặt câu hỏi có suy nghĩ chu toàn, có thể nhận được nhiều tri thức hơn. Tôi thường xuyên dặn dò các con trai của mình “Nếu có điều gì không hiểu, bất luận là cái gì đi nữa thì nhất định phải đặt câu hỏi nhé”. Bởi ngại ngùng nên không hỏi là điều đáng tiếc nhất. Trong trường học cũng có một số giáo viên khiến người khác có cảm giác họ không cso thời gian rỗi để trả lời những câu hỏi thừa thãi. Gặp phải những tình huống như vậy thì tôi sẽ nói với các con: lúc này con hãy viết ra những câu không hiểu ra, sau đó hỏi giáo viên khác, hoặc hỏi bạn bè, hỏi mẹ hoặc bản thân tự tra cứu trên mạng. Khi không thể đưa ra câu trả lời rõ ràng tôi sẽ nghiêm túc nói với các con “Mẹ cũng không rõ lắm, hay là chúng ta cùng suy nghĩ nhé”
10. Khả năng lắng nghe, trình bày ý kiến: để trẻ con tham gia vào cuộc trò chuyện, bồi dưỡng khả năng lắng nghe, giao tiếp. Các con sẽ đưa ra những suy nghĩ thú vị và tự do của riêng trẻ con, có lúc tôi cũng thảo luận với các con một cách say sưa. Những đứa trẻ có khả năng lắng nghe đầu óc sẽ trở nên thông minh hơn. Vậy nên rèn luỵện như thế nào, bước đầu tiên đừng chỉ tiến hành trò chuyện giữa những người lớn với nhau, hãy để trẻ tham gia vào.
11. Khả năng cảm nhận quan sát: mẹ con cùng nhau làm báo cáo ngày hôm nay, trẻ sẽ dần trở nên thận trọng và chú ý hơn. Tôi nghĩ mỗi bậc cha mẹ đều có chung một nguyện vọng, đó chính là muốn biết trong một ngày của con mình đã xảy ra những chuyện gì. Nhưng trong đa số tình huống, trẻ đều không muốn chủ động nhắc đến. Vì thế tôi vẫn luôn duy trì hành động tự báo cáo một ngày của mình với con trước. Ví dụ như hôm nay mẹ đến đài truyền hình, trong chương trình có giới thiệu dâu tây rất là ngon, mẹ mang về một ít… Cứ như vậy các con cũng sẽ kể cho tôi nghe câu chuyện có ấn tượng sâu sắc nhất xảy ra trong một ngày của mình. Bồi dưỡng loại cảm giác này sẽ rất hữu ích cho việc viết văn hoặc là khi cần phải biểu đạt bản thân sau này.
12. Khả năng cười: Người không hài hước thì trông sẽ không ung dung. Trong quá trình nuôi dạy con cái, tôi hy vọng con mình đừng quên mất “sự hài hước”, hãy mang đến cho con thật nhiều nụ cười rạng ngời, để chúng thực sự cảm nhận được cuộc sống này thật tuyệt vời, mỗi ngày đều thật vui. Như cải biên bài hát, ghi âm lại giọng hát kỳ quái, kể các mẩu chuyện cười. Buổi tối quây quần bên bàn ăn nhất định phải tắt ti vi đi, vừa ăn cơm, vừa cùng nhau báo cáo lịch trình. Ở nước Mỹ, một người không có tính hài hước thường sẽ bị đánh giá là một người không có nội tâm ung dung.
13. Khả năng kiềm chế: Trước khi vào cấp ba là thời kỳ đại não phát triển mạnh, không nên để chúng sa đà vào những thứ có tính phụ thuộc cao như trò chơi điện tử hoặc truyện tranh. Tôi muốn ưu tiên để con chơi những trò chơi phát huy trí tưởng tượng hơn, đọc nhiều sách vở phát huy trí tưởng tượng hơn, vận động toàn thân nhiều hơn. Trong thời kỳ đại não phát triển then chốt, tôi không muốn con tôi chỉ thiên về một phương thức sử dụng đại não. Truyện tranh là do hình vẽ và chữ viết cấu thành, chỉ có đọc sách có chữ viết trẻ mới phát huy hết mức trí tưởng tượng, sau đo sáng tạo ra một thế giới mới trong trí não của mình. Mặt khác, tuy truyện tranh là một văn hoá rất tuyệt vời nhưng trước sau gì nó vẫn thiên về sức hút cụ thể của hội hoạ. Cá nhân tôi cho rằng, đối với trẻ mà nói, đọc sách có thể rèn luyện phát triển trí tưởng tượng nhiều hơn đọc truyện tranh.

14. Khả năng tuỳ cơ ứng biến: mỗi ngày đều sống một cách linh hoạt và cân bằng, sẽ kích hoạt trí não của trẻ. Tôi thường nghe thấy lúc còn nhỏ phải cố định thời gian ngủ sớm dậy sớm, học tập cũng cần cố định thì mới có thể nuôi dưỡng được thói quen sinh hoạt và thói quen học tâp. Nhưng tôi chưa bao giờ chú trọng việc này, đều xem tình hình sức khoẻ của con, Học tập không phải cứ hết bài tập là xong chuyện mà là học cả đời. Ví dụ như, tại sao mưa lại rơi? khi học nguyên lý về mưa, nếu như bên ngoài có mưa tôi sẽ bảo các con bỏ bài vở xuống, mặc áo mưa và ủng chạy ra ngoài đi. Tiếp đó, thử nghe tiếng mưa rơi trên mặt đất, nhảy múa trong hồ nước nhỏ, cuốn sạch trơn lá rụng ở nắp cống, tìm xem có ốc sên trong công viên không… Không biết vì sao vừa về đến nhà là trẻ có hứng thú sâu đậm với mưa, chúng lật giở tấm bản đồ lượng mưa trên thế giới, xem ảnh của những khu vực khô hạn, trong đầu óc trẻ toàn là kiến thức liên quan đến mưa. Tôi cảm thấy như thế mới là học tập.
15. Khả năng nghi vấn: trong lòng có nghi vấn dẫn đến việc nảy sinh suy nghĩ mới, phát hiện mới. Xã hội hiện nay các loại phương tiện tuyên truyền nhiều vô kể. Một lượng lớn các thông tin ồ ạt chảy vào đầu, nếu hết thảy đều tin theo thì sẽ không có cách gì hiểu được thế giới thực sự, sẽ lầm lẫn thể nào là chân thức. Tôi luôn dạy các con mình không nên chỉ tin vào một bài báo, phải cố gắng chỉnh lý tin tức, nhìn nhận sự việc ở nhiều góc độ.
Nguồn trích: 50 bài học giáo dục từ người mẹ có 3 con trai theo học Stanford – Tác giả: Trần Mỹ Linh, dịch giả: Thuý Trang, NXB Phụ nữ, Công ty văn hoá Pingbooks, 2018
50 bài học giáo dục từ người mẹ có 3 con trai theo học Stanford (Phần 2)
Giáo dục là món quà đẹp nhất mà bố mẹ dành tặng cho con cái
~ Trần Mỹ Linh~ Ca sỹ, nhà văn viết tuỳ bút, tiến sỹ giáo dục học

Trần Mỹ Linh sinh năm 1955 tại Hồng Công, cô là một ca sỹ nổi tiếng khắp Hồng Công, Đài Loan, Đông Nam Á những năm 60 và những năm 70 cô ra mắt tại Nhật Bản với ca khúc “Hoa ngu mỹ nhân”. Trần Mỹ Linh theo học chuyên ngành quốc tế học đại học Sophia Nhật Bản, tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý trẻ em đại học Toronto Canada và năm 1993 cô dành được danh hiệu tiến sỹ giáo dục học của Đại Học Stanford. Năm 2015, nối tiếp anh cả, anh hai, con trai thứ 3 của cô cũng được nhận vào trường đại học Stanford và trở thành đề tài bàn luận sôi nổi thời bấy giờ. Trong cuốn sách “50 bài học giáo dục từ người mẹ có ba con trai theo học Stanford”, Trần Mỹ Linh đã ghi chép lại 8 giác ngộ khi là phụ huynh, 11 mục tiêu giáo dục, 15 loại sức mạnh muón tặng cho con, 9 phương pháp bồi dưỡng đứa trẻ hiếu học và 6 gợi ý ứng phó với con trẻ trong thời kỳ dậy thì. Đây cũng là đúc rút kinh nghiệm, quan điểm sống của Trần Mỹ Linh khi cô từ bỏ con đường nghệ thuật ca sỹ thần tượng của mình vào những năm 70 – 80 và tham gia nhiều hoạt động từ thiện, giáo dục.
1. Phụ huynh chịu tất cả trách nhiệm giáo dục. Việc hình thành nhân cách không thể cứ vứt cho nhà trường rồi không quan tâm nữa. Trường học và giáo viên chỉ là người hỗ trợ quan trong trong việc giáo dục con cái. Cấp một, cấp hai dạy đọc viết, tính toán, cấp ba dạy đại học dạy kiến thức chuyên nghiệp cần thiết trong xã hội nhưng cách sống, quan điểm của giáo viên và cách nhìn nhận sự vật, sự việc chưa chắc đã hoàn toàn đúng đắn.
2. Không khiển trách, thử khen ngợi một cách phù hợp. Nếu chúng ta cứ bám lấy lỗi sai của con không tha chỉ khiến con hình thành thói xấu mà thôi. “Để trẻ lớn lên trong những lời khen ngợi” nhưng điều này không có nghĩa chuyện gì cũng cần khen. Quan trọng là cách khen phải phù hợp và khi khen thì không được nói dối. Rõ ràng là chữ viết không đẹp nhưng lại nói với trẻ là “con viết đẹp quá” như thế trẻ sẽ không đánh giá chính xác được bản thân. Cách khen như vậy không có lợi gì cho trẻ cả, chi bằng cứ cổ vũ động viên cho đến khi trẻ thấy thật sự tiến bộ mới khen ngợi hết lời. Câu khen ngợi thường xuyên nhất mà tôi sử dụng “Con có thể là chính mình, mẹ thực sự rất cảm ơn”.

3. Công việc của trẻ con là mơ mộng, giáo dục chính là dạy trẻ mơ như thế nào. Bố mẹ hãy hi vọng con có những giấc mơ vĩ đại mà cha mẹ không dám mơ. Chính vì các con có ước mơ, người lớn vì muốn ủng hộ chúng sẽ phải cố gắng hơn, như vậy sẽ mang tới nhiều sức sống cho xã hôi. Ngược lại nếu trẻ không chiu mơ nữa, xã hội sẽ trì trệ không tiến lên, tiến trình phát triển của nhân loại cũng sẽ ngừng lại. Hãy nói cho con biết thế giới này có rất nhiều khả năng, cho con những công cụ và tri thức cần thiết để thực hiện giấc mơ, giúp con có dũng khí để tiến lên phía trước, dạy dù khó khăn cũng phải đứng lên lạm lại, có đạt được mục tiêu cũng phải khiêm tốn, khoe khoang.
4. Đừng so sánh con với người khác. Mục tiêu đầu tiên của giáo dục là tự khẳng định mình bởi vì nội tâm tự công nhân được bản thân chính là cơ sở để hình thành nhân cách. Ngay cả bản thân mình cũng không thích thì không thể nào thích người khác được. Không so sánh với người khác thực ra chính là công nhận dáng vẻ chân thực nhất của trẻ. Bất kể trẻ có học tập tốt hay không, khả năng vận động mạnh hay không đều không có vấn đề gì. Không phải con làm được là con ngoan mà có cố gắng chính là con ngoan. Đối với trẻ mà nói, phần thưởng tốt nhất chính là sự yêu thương quan tâm từ những người xung quanh.
5. Những đứa trẻ có trái tim rộng mở sẽ biết nghĩ thay cho người khác, coi trọng bản thân. Những đứa trẻ không có trái tim rộng mở sẽ có lòng đố kị, kì thị người khác. Muốn dạy dỗ trẻ trở thành người biết nghĩ cho người khác, yêu thương người khác, nội tâm cần phong phú và rộng mở, chắc chắn không thể thiếu được giáo dục lòng tự tôn cho trẻ.
6. Đừng lãng phí khả năng tiềm tàng của trẻ. Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra đều có sở trường của mình. Vậy tại sao có một số người có thể phát triển được tài năng của mình, có một số người cả đời chẳng có lấy một cơ hội phát triển. Sự khác biệt trong đó chính là ở chỗ có khả năng tự khẳng định mình hay không. Đứa trẻ có thể tự khẳng định mình sẽ ngây thơ thể hiện sở trường của mình. Như vậy người xung quanh dễ dàng phát hiện ra tài năng cua chúng và sẽ có cơ hội phát triển tiềm năng. Mặt khác một đứa trẻ mất đi sự tự tin sẽ không muốn thể hiện sở trường của mình ra ngoài bởi chúng lo lắng “Nếu mình nói ra câu này ra liệu có bị cười chê hay không?” và dần dần sẽ quên mất ưu điểm của mình. Hãy nói với trẻ “Nói ra suy nghĩ của con xem nào” để trẻ tích cực, tự do thể hiện bản thân, thể hiện ưu điểm của mình ra.
7. Dạy trẻ cảm nhận được hành vi của mình giúp đỡ được người khác thì có thể phục hồi khả năng tự khẳng định mình. Phần lớn trẻ nhỏ có được sự tự tin thông qua tình yêu thương nhận được từ cha mẹ. Nếu những đứa trẻ không có năng lực tự khẳng định mình kém, không tự tin, hãy để chún tạm quên đi bản thân, tìm những việc khiến chúng “quên mình”, Ví dụ nhặt rác xung quanh nhà, chủ động nói chuyện với những đứa trẻ bị bắt ntj ở trường, giúp người già đi lại khó khăn xách đồ,…những việc nhỏ hơn nữa cũng không sao, khuyên lũ trẻ hành động vì người khác. Cứ như vậy giúp trẻ khôi phục được năng lực tự khẳng định mình. Lấy lại sự tự tin, trưởng thành của trẻ sẽ hướng về một tương lai tươi sáng.
8. Giúp trẻ có trái tim biết ơn, nếu không có trái tim biết ơn “nhờ phước của bạn” bất kể có bao nhiêu tiền vẫn là người nghèo. Bất kể có người bao nhiêu ngươi vây quanh vẫn là người cô đơn.
9. Tình yêu, tình bạn, sự ấm áp và hồi ức mà tiền bạc không mua được có thể làm phong phú cuộc đời của bạn. Nhắc tới giáo dục tiền bạc cho con cái thường là nói cho trẻ biết tầm quan trọng của tiền bạc. Ví dụ dạy chúng dự trù xong hẵng mua đồ, đưa thẳng tiền tiêu vặt cho chúng để chúng suy nghĩ xem sử dụng như thế nào. Còn tôi thì không dạy con dùng tiền để mua sắm mà bắt đầu dạy từ những thứ tiền không mua được. Tiền mặc dù rất quan trọng nhưng quá dựa dẫm vào tiền bạc sẽ bị tiền bạc khống chế. Nhiều người đều vì tiền mà mất đi thứ quan trọng nhất của cuộc đời. Do dậy đầu tiên tôi dạy hai đạo lý như thế này “cho dù không có tiền, vẫn còn rất nhiều niềm vui khác”, “còn có nhiều thứ khác quan trọng hơn tiền”.

10. Có dũng khí để “khác biệt”: khác biệt với mọi người thực ra là một quà trời ban. Xã hội cần những nhân tài có thể tự do thể hiện mình. Trong xã hội Nhật Bản có một trào lưu thế này, cho rằng trình độ bình quân là thoả đáng nhất”. Quá nổi bật sẽ thu hút ánh mắt người khác, nhìn có vẻ rất tự mãn. Có lẽ các bạn nhỏ cũng ý thực được nên đã tự phòng bị mình và cho rằng ngoan ngoãn không nổi bật là tốt nhất. Những tư tưởng cũ kĩ này đã lỗi thời rồi. Thời đại sau này muốn tìm kiếm những tư tưởng khác biệt. Thế giới này luôn kỳ vọng những sự hoàn toàn mới được sản sinh, thứ mà thế giớí này cần là những nhân tài có thể thông qua việc tự do tưởng tượng và biểu đạt để sáng tạo ra trào lưu mới khác biệt. Muốn như vậy thì điều quan trọng là không sợ ánh mắt của người khác. Giải phóng nội tâm của bản thân. Nếu một người không có sự tự tin thì không thể làm được điều này. Tôi không hi vọng con mình trở thành một con người dễ dàng hùa theo người khác để người khác thích mình, bẻ cong ý kiến của bản thân mà thoả hiệp.
11. Không sợ thất bại. Thất bại chắc chắn không phải là việc xấu. Sợ thất bại không dám hành động mới là việc xấu nhất. Cho dù thất bại, cứ coi nó là một bước phải trải qua trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo là được. Thất bại không phải là chuyện xấu, sợ thật bại không dám hành động mới là chuyện đáng sợ nhất. Những người hài lòng với hiện tại mà ngừng lại không tiến về phía trước, nếu những người xung quanh đều đang tiến lên, có nghĩa là bản thân mình đang thụt lùi. Thời đại luôn tiến về phía trước, con người cần phải hành động. Nếu chỉ có bạn dừng lại không tiến lên, bạn sẽ mất đi tất cả.
12. Lựa chọn con đường khó đi nhất. Luôn giữ vững tinh thần hướng về phía trước của người thách thực là điều kiện để trở thành nhân tài mang tính toàn cầu. “Lúc hoang mang hãy chọn con đường khó đi nhất” đó là lời dạy của cha tôi để lại. Ví dụ khi vẫn còn bài tập chưa làm xong nhưng muốn xem tivi, vậy cái nào khó hơn. Đương nhiên là bài tập. Nghĩ như vậy sẽ không hoang mang , làm bài tập xong rồi xem ti vi. Ví dụ nữa “mục tiêu là thi đỗ Stanford hay một trường đại học bất kỳ nào đó”, khi các con mơ hồ về chuyện này thì Stanford khó hơn, do vậy đã chọn Stanford làm mục tiêu. Cứ như vậy, chọn con đường khó nhất thì chúng ta buộc phải cố gắng nhiều hơn, nhưng nhìn vào kết quả thì có thể nâng cao bản thân mình. Khi đưa ra lựa chọn quan trọng, hãy luôn chọn con đường khó đi nhất.
13. Biết báo ơn, con người luôn chăm sóc lẫn nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Việc giáo huấn của Nhật Bản “không gây phiền phức cho người khác” đôi khi cũng mang lại một số sai lầm cho trẻ. Trên thực tế con người bắt đầu từ khi sinh ra đã chăm sóc lẫn nhau mà sinh tồn. Con người luôn sống trên cơ sở giúp đỡ lẫn nhau, thấu hiểu và tha thứ cho nhau. Do vậy, hãy dạy trẻ phải luôn báo đáp người xung quanh.
14. Có 15 loại sức mạnh muốn tặng con đó là: Trí lực; khả năng đọc hiểu; khả năng tập trung; khả năng tưởng tượng; khả năng thấu hiểu xuyên quốc gia; khả năng học tập; có sức khoẻ tốt; khả năng phán đoán; khả năng đặt câu hỏi; khả năng lắng nghe và trình bày ý kiến; khả năng cảm nhận quan sát; khả năng cười; khả năng kiềm chế; khả năng tuỳ cơ ứng biện; khả năng nghi vấn.
Nguồn trích: 50 bài học giáo dục từ người mẹ có 3 con trai theo học Stanford – Tác giả: Trần Mỹ Linh, dịch giả: Thuý Trang, NXB Phụ nữ, Công ty văn hoá Pingbooks, 2018
- Đọc vị trẻ qua nét vẽ (P2)
- Đọc vị trẻ qua nét vẽ (P1)
- 50 bài học giáo dục trẻ từ người mẹ có ba con trai theo học Stanford (P2)
- 50 bài học giáo dục từ người mẹ có 3 con trai theo học Stanford (P1)
- Lý thuyết Piaget về các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ

Tản văn Trương Tiểu Nhàn
Mặt trời lặn bốn mươi lần
Tuyển tập những tản văn hay Trương Tiểu Nhàn
Căn nhà tôi ở lúc còn nhỏ có thể nhìn thấy mặt trời lặn. Khi hoàng hôn, một vừng nắng đỏ như viền quanh cửa sổ, tôi thường ngồi trước cửa sổ chờ mặt trời đỏ rực lặn xuống đường chân trời. Rời xa ngôi nhà ấy đã nhiều năm rồi, tôi luôn mơ ước sẽ có lại được một ngôi nhà mà ở đó có thể ngắm mặt trời lặn lúc hoàng hôn. Bạn tôi nói: “Nhà nào có thể nhìn mặt trời lặn tức là nhà hướng tây, không tốt cho lắm”.Nhưng những ngôi nhà tôi ở đều hướng tây cả, có lẽ đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, tôi có duyên với mặt trời lặn chăng, khi nhìn mặt trời lặn xuống, tôi có cảm giác thế giới này vẫn thật đẹp. Tôi sinh ra vào giữa ban ngày, nên không mơ mộng nhiều với những ánh trăng sáng tỏ vào ban đêm. Người ta thường nói ánh trăng đêm lãng mạn thế nào, buồn thế nào, nhưng tôi lại thấy rằng mặt trời lặn còn buồn hơn nhiều so với những đêm tròn trăng.
Hoàng tử bé sống trên một tiểu hành tinh, mỗi ngày cậu bé chỉ cần nhích ghế của mình sang một chút là có thể lại nhìn thấy mặt trời lặn, có một ngày cậu bé nhìn thấy 44 lần mặt trời lặn. Hoàng tử nói “KHi chỉ có một mình và đang có nhiều nỗi muộn phiền, ta lại đi ngắm mặt trời lặn.”

tản văn trương tiểu nhàn
Chúng ta không phải hoàng tử bé, chúng ta sống trên trái đất, mỗi ngày chúng ta chỉ có thể một lần nhìn ngắm mặt trời lặn mà thôi. Cuộc đời của mỗi người, liệu có thể có bao nhiêu lần được nhìn ngắm mặt trời lặn? Mỗi ngày chỉ có một lần mặt trời lặn thì cũng nên để mỗi chúng ta nhiều nhất chỉ muộn phiền một lần thôi.
Khi hoàng hôn buông xuống, đi trong cánh rừng thưa, bỗng nhiên cảm thấy thật buồn, không biết nên đi đâu về đâu nữa, thế là vội vàng chạy về ngắm mặt trời lặn. Lúc về đến nhà, những tia nắng còn sót lại vừa kịp chiếu lên bàn với vài cuốn sách, hoá ra thời gian cũng có những giây phút thật tàn nhẫn vậy mà tôi chưa hề nhận thấy.
Mặt trời lặn dù sao cũng còn vui hơn những đêm trăng sáng.